Những người đàn ông khéo tay thật đáng ngưỡng mộ! Những người đàn ông khéo léo lại càng đáng ngưỡng mộ hơn. Tớ không hiểu từ lúc sinh ra đến khi lớn lên, họ có lúc nào lóng ngóng vụng về hay không, chứ theo bản thân mà luận thì... ôi thật là cứ như đi hết từ cái vụng về này đến cái vụng dại khác.
Mà nói về cái sự vụng chân vụng tay ấy thì mấy quyển sách cũng không hết, có lẽ cái mà chúng ta được nhắc nhở qua mỗi lần vụng ấy là học, học và học chả biết đến khi nào thì thôi. Học ở đây không chỉ là học kỹ năng, kỹ thuật mà còn học nhiều thứ cảm nhận, nhiều điều tinh ý.
Có bài thơ "Vụng về" của Trần Ninh Hồ rất tự nhiên như sau:
Bạn ơi điều này có phải
Mỗi khi ra đường gặp nhau
Ta thường nói câu quen thuộc
"Chào nhé! Bây giờ đi đâu?"
Vậy mà rất lâu, rất lâu
Em vẫn giận hờn tôi đấy
Bởi tôi hỏi em câu ấy
Cái chiều gặp em trên đường
...
Khổ quá sao tôi chậm thấy
Con đường gặp em chiều ấy
Là đường đi đến nhà tôi!
Thế rồi kết cục của sự vụng về này ra sao? "Em và tôi" sẽ thế nào? Hì hì... ai mà biết được. Có lấy nhau, có chia đôi ngả thì đó vẫn là một kỷ niệm đẹp chứ nhỉ?
Thực ra vụng về không là cái gì đáng hổ thẹn hay đáng chê, cùng lắm là đáng buồn cười hoặc đáng thương chút thôi. Trên đời nếu ta càng trẻ thì càng dễ mắc phải, bởi vì trẻ thì lấy đâu ra kinh nghiệm, lấy đâu ra sự tinh ý cần thiết?
Nếu là bạn, bạn có yêu thích một người vụng về không? hihi... Chúng ta ai cũng khẳng định là ta chỉ yêu mến những người chân thực. Vậy tớ hỏi bạn, liệu ta có thể "giả vờ" vụng về không? Có những lớp đào tạo chuyên nghiệp về ứng xử, và nếu bạn giỏi thì bạn hoàn toàn có đủ khả năng nhận xét và để ý mỗi khi giao tiếp và đưa ra những quyết định chính xác và phù hợp với hoàn cảnh. Còn những người vụng về, thì chả được gì, chỉ được một cái là chân thực mà thôi.
Hè hè, khéo léo nhưng vẫn chân thành, đó là hoàn hảo! Còn vụng về thì... tùy vận may.
Người ta đến với em bằng hoa
Anh đến với em như ngọn lửa
Người ta đến với em bằng mắt
Anh vụng về nào kịp nói gì đâu?
Người ta vuốt tóc em như gió lượn trên đầu
Tay anh run lên như nhịp tim mình đập...
Em có ngả vào ngực anh cháy bỏng
Có ngả vào hay lặng lẽ quay đi?
Anh đến như anh con sóng vượt bờ
Vị đắng ngọt chưa đủ từng môi nhỏ
Trong đời rộng bao chàng trai em nhớ
Em có buồn anh khác họ không em?
(Vô luật)
"Trong đời rộng bao chàng trai em nhớ, em có buồn anh khác họ không em?" - Chớ có biện minh cho sự vụng về bằng sự thiếu quan tâm là được! Còn em thì ngả vào hay lặng lẽ quay đi?
Kỷ niệm về sự vụng về nhiều lắm, có khi nằm trọn trong những kỷ niệm của "lần đầu tiên". Vụng về nhất vẫn là tình yêu, là thứ mà tớ luôn nghĩ là không có ai chỉ dạy. Lần đầu tiên tỏ tình mà "vụng về như chú bé tập làm người lớn", rồi có lần "vụng về toan dùng tay bẻ tình yêu vỡ đôi"...
Mà nói về cái sự vụng chân vụng tay ấy thì mấy quyển sách cũng không hết, có lẽ cái mà chúng ta được nhắc nhở qua mỗi lần vụng ấy là học, học và học chả biết đến khi nào thì thôi. Học ở đây không chỉ là học kỹ năng, kỹ thuật mà còn học nhiều thứ cảm nhận, nhiều điều tinh ý.
Có bài thơ "Vụng về" của Trần Ninh Hồ rất tự nhiên như sau:
Bạn ơi điều này có phải
Mỗi khi ra đường gặp nhau
Ta thường nói câu quen thuộc
"Chào nhé! Bây giờ đi đâu?"
Vậy mà rất lâu, rất lâu
Em vẫn giận hờn tôi đấy
Bởi tôi hỏi em câu ấy
Cái chiều gặp em trên đường
...
Khổ quá sao tôi chậm thấy
Con đường gặp em chiều ấy
Là đường đi đến nhà tôi!
Thế rồi kết cục của sự vụng về này ra sao? "Em và tôi" sẽ thế nào? Hì hì... ai mà biết được. Có lấy nhau, có chia đôi ngả thì đó vẫn là một kỷ niệm đẹp chứ nhỉ?
Thực ra vụng về không là cái gì đáng hổ thẹn hay đáng chê, cùng lắm là đáng buồn cười hoặc đáng thương chút thôi. Trên đời nếu ta càng trẻ thì càng dễ mắc phải, bởi vì trẻ thì lấy đâu ra kinh nghiệm, lấy đâu ra sự tinh ý cần thiết?
Nếu là bạn, bạn có yêu thích một người vụng về không? hihi... Chúng ta ai cũng khẳng định là ta chỉ yêu mến những người chân thực. Vậy tớ hỏi bạn, liệu ta có thể "giả vờ" vụng về không? Có những lớp đào tạo chuyên nghiệp về ứng xử, và nếu bạn giỏi thì bạn hoàn toàn có đủ khả năng nhận xét và để ý mỗi khi giao tiếp và đưa ra những quyết định chính xác và phù hợp với hoàn cảnh. Còn những người vụng về, thì chả được gì, chỉ được một cái là chân thực mà thôi.
Hè hè, khéo léo nhưng vẫn chân thành, đó là hoàn hảo! Còn vụng về thì... tùy vận may.
Người ta đến với em bằng hoa
Anh đến với em như ngọn lửa
Người ta đến với em bằng mắt
Anh vụng về nào kịp nói gì đâu?
Người ta vuốt tóc em như gió lượn trên đầu
Tay anh run lên như nhịp tim mình đập...
Em có ngả vào ngực anh cháy bỏng
Có ngả vào hay lặng lẽ quay đi?
Anh đến như anh con sóng vượt bờ
Vị đắng ngọt chưa đủ từng môi nhỏ
Trong đời rộng bao chàng trai em nhớ
Em có buồn anh khác họ không em?
(Vô luật)
"Trong đời rộng bao chàng trai em nhớ, em có buồn anh khác họ không em?" - Chớ có biện minh cho sự vụng về bằng sự thiếu quan tâm là được! Còn em thì ngả vào hay lặng lẽ quay đi?
Kỷ niệm về sự vụng về nhiều lắm, có khi nằm trọn trong những kỷ niệm của "lần đầu tiên". Vụng về nhất vẫn là tình yêu, là thứ mà tớ luôn nghĩ là không có ai chỉ dạy. Lần đầu tiên tỏ tình mà "vụng về như chú bé tập làm người lớn", rồi có lần "vụng về toan dùng tay bẻ tình yêu vỡ đôi"...
No comments:
Post a Comment