Cứ thấy bạn bè giới thiệu cô gái nào anh Thắng (kế toán) lại bon bon xe máy đi tán. Nhưng thật buồn chỉ được dăm hôm “người ta” lại tỏ ý không thích ra mặt và Thắng lại trở về với vạch xuất phát ban đầu.
Người ta thường có quan niệm chỉ có con gái mới bị ế. Nhưng quan niệm này có vẻ không mấy đúng lắm. Bởi ở cái thời đại này hiếm gì các anh chàng cũng bị ế. Bị ế có nhiều nguyên nhân mà đôi khi chính người trong cuộc cũng không hiểu vì sao mình mãi cứ đuổi hình bắt bóng.
Ế vì “xí trai”
Anh trai của cô bạn thân là kỹ sư xây dựng đã ra trường và đi làm được vài năm. Công việc ổn định lại làm cho một công ty có tiếng. Do đó thu nhập đối với anh chắc chắn không là vấn đề. Nhưng hàng xóm và bạn bè cứ thắc mắc, ở tuổi băm tại sao chưa bao giờ thấy anh chàng đèo một người con gái lạ sau lưng. Có lẽ chiếc xe Jupiter chỉ để đèo cô em gái mỗi buổi đến trường, ngoài ra chấm hết.
Và nỗi khổ phòng không của anh chàng này không phải ai cũng hiểu. Cô em gái tâm sự: Anh mình cao có hơn 1m50 nên đi đâu cũng hay tự ti. Từ khi lên cấp 3 ý thức được chiều cao khiêm tốn của mình, anh chỉ lao vào học. Các mối quan hệ với bạn nam thì có nhưng bạn nữ mặc nhiên không. Lên ĐH anh càng sống trong sự mặc cảm. Và đến nay vẫn phòng không”.
Và không chỉ có anh trai cô bạn bị ế bởi sự mặc cảm vì chiều cao mà nhiều nam sinh khác cũng bị ế bởi “xí trai”. Mặc cảm ấy khiến họ ngại tiếp xúc với nửa còn lại. Và ế là điều tất yếu.
Ế vì nghề nghiệp không ổn định
Hôm qua tự nhiên anh Luých tìm đến nhà tôi chơi. Dạo này anh có vẻ ăn mặc tươm tất lắm. Hóa ra, anh mới xin về làm ở Báo người Côn giáo. Công việc nhàn, ổn định mà thu nhập cũng khá. Nhưng hỏi chuyện yêu đương anh chỉ cười trừ. Sinh năm 1978, hình thức không đến nỗi nào nhưng anh ế vì mặc cảm nghề nghiệp của mình.
Cũng đã từng yêu nhưng khi đó anh không dám thổ lộ lời yêu với cô bạn gái chỉ vì khi đó cô bạn gái làm việc ở Sở nhà đất TP Hà Nội còn anh chỉ là một biên tập quèn tại một tạp chí bình thường. Thu nhập mỗi tháng có 1.500.000. Ăn cũng chưa đủ nói đâu đến chuyện bao người yêu. Mặc cảm anh chưa bao giờ dám thổ lộ lời yêu với cô bạn gái. Chờ đợi mãi cuối cùng cô bạn đi… lấy chồng. Còn anh thì ở lại với niềm ngẩn ngơ tiếc nuối.
Gặp tôi, nói lại chuyện cũ anh chỉ thở dài tiếc nuối: Giá khi đó công việc ổn định như bây giờ chắc chắn anh sẽ không bao giờ để cho cô bạn gái “thoát”. Nhưng tất cả chỉ là giá như…
Ế vì keo kiệt
Trong những nguyên nhân ế của các bạn nam còn có một lý do cực kỳ tế nhị: ế vì keo kiệt.
Nguyễn Văn Hiệp (1972) là một luật sư của Đoàn Luật sư Hà Nội. Anh có nhà riêng, có sự nghiệp và đặc biệt có một cô người yêu cũng người Hà Nội. Hai người yêu nhau được 6 năm nhưng sau đó Trinh, người yêu của anh cũng phải chạy “mất dép” bởi anh quá keo kiệt. Càng yêu, càng tìm hiểu thì cô càng thất vọng ở con người anh.
Trinh tâm sự “Ai đời đến nhà người yêu chơi bao giờ cũng chỉ mua đúng 3 quả: táo 3 quả, lê 3 quả, xoài 3 quả… Vào những ngày lễ tết chưa bao giờ mua tặng mẹ, tặng chị một bó hoa hay món quà nhỏ. Sự keo kiệt của anh ấy khiến mình cũng như người thân có cảm giác như anh ý sống ích kỷ. Do đó bố mẹ cực kỳ phản đối mối quan hệ của hai người. Ban đầu mình còn cố gắng góp ý xem anh ta có thay đổi không. Nhưng đúng là bản chất con người khó sửa. Và giải pháp cuối cùng là đành nói lời chia tay dù rằng hai người đã gắn bó quá sâu nặng và cũng có quá nhiều kỷ niệm khó quên”.
Ngoài câu chuyện của Trinh và Hiệp, tôi cũng còn biết đến một anh chàng tên Thắng. Tốt nghiệp ĐH Quốc Gia được vào làm kế toán tại một cơ quan có tiếng của Hà Nội. Anh là niềm mơ ước của nhiều cô gái. Nhưng cứ đến tán vài ngày các cô lại tỏ ý không thích ra mặt. Bởi anh quá keo kiệt. Ai dè đi chơi với bạn gái, khi trả tiền từ 500 đồng anh đều miết đi miết lại xem có bị kẹp díp không? Và đến nay anh vẫn phòng không?
( theo STVN)
--Không xấu trai lắm,không keo kiệt, nghề nghiệp cũng khá ổn... thế mà vẫn ế như thường! Ế thì không cần lý do!--
Người ta thường có quan niệm chỉ có con gái mới bị ế. Nhưng quan niệm này có vẻ không mấy đúng lắm. Bởi ở cái thời đại này hiếm gì các anh chàng cũng bị ế. Bị ế có nhiều nguyên nhân mà đôi khi chính người trong cuộc cũng không hiểu vì sao mình mãi cứ đuổi hình bắt bóng.
Ế vì “xí trai”
Anh trai của cô bạn thân là kỹ sư xây dựng đã ra trường và đi làm được vài năm. Công việc ổn định lại làm cho một công ty có tiếng. Do đó thu nhập đối với anh chắc chắn không là vấn đề. Nhưng hàng xóm và bạn bè cứ thắc mắc, ở tuổi băm tại sao chưa bao giờ thấy anh chàng đèo một người con gái lạ sau lưng. Có lẽ chiếc xe Jupiter chỉ để đèo cô em gái mỗi buổi đến trường, ngoài ra chấm hết.
Và nỗi khổ phòng không của anh chàng này không phải ai cũng hiểu. Cô em gái tâm sự: Anh mình cao có hơn 1m50 nên đi đâu cũng hay tự ti. Từ khi lên cấp 3 ý thức được chiều cao khiêm tốn của mình, anh chỉ lao vào học. Các mối quan hệ với bạn nam thì có nhưng bạn nữ mặc nhiên không. Lên ĐH anh càng sống trong sự mặc cảm. Và đến nay vẫn phòng không”.
Và không chỉ có anh trai cô bạn bị ế bởi sự mặc cảm vì chiều cao mà nhiều nam sinh khác cũng bị ế bởi “xí trai”. Mặc cảm ấy khiến họ ngại tiếp xúc với nửa còn lại. Và ế là điều tất yếu.
Ế vì nghề nghiệp không ổn định
Hôm qua tự nhiên anh Luých tìm đến nhà tôi chơi. Dạo này anh có vẻ ăn mặc tươm tất lắm. Hóa ra, anh mới xin về làm ở Báo người Côn giáo. Công việc nhàn, ổn định mà thu nhập cũng khá. Nhưng hỏi chuyện yêu đương anh chỉ cười trừ. Sinh năm 1978, hình thức không đến nỗi nào nhưng anh ế vì mặc cảm nghề nghiệp của mình.
Cũng đã từng yêu nhưng khi đó anh không dám thổ lộ lời yêu với cô bạn gái chỉ vì khi đó cô bạn gái làm việc ở Sở nhà đất TP Hà Nội còn anh chỉ là một biên tập quèn tại một tạp chí bình thường. Thu nhập mỗi tháng có 1.500.000. Ăn cũng chưa đủ nói đâu đến chuyện bao người yêu. Mặc cảm anh chưa bao giờ dám thổ lộ lời yêu với cô bạn gái. Chờ đợi mãi cuối cùng cô bạn đi… lấy chồng. Còn anh thì ở lại với niềm ngẩn ngơ tiếc nuối.
Gặp tôi, nói lại chuyện cũ anh chỉ thở dài tiếc nuối: Giá khi đó công việc ổn định như bây giờ chắc chắn anh sẽ không bao giờ để cho cô bạn gái “thoát”. Nhưng tất cả chỉ là giá như…
Ế vì keo kiệt
Trong những nguyên nhân ế của các bạn nam còn có một lý do cực kỳ tế nhị: ế vì keo kiệt.
Nguyễn Văn Hiệp (1972) là một luật sư của Đoàn Luật sư Hà Nội. Anh có nhà riêng, có sự nghiệp và đặc biệt có một cô người yêu cũng người Hà Nội. Hai người yêu nhau được 6 năm nhưng sau đó Trinh, người yêu của anh cũng phải chạy “mất dép” bởi anh quá keo kiệt. Càng yêu, càng tìm hiểu thì cô càng thất vọng ở con người anh.
Trinh tâm sự “Ai đời đến nhà người yêu chơi bao giờ cũng chỉ mua đúng 3 quả: táo 3 quả, lê 3 quả, xoài 3 quả… Vào những ngày lễ tết chưa bao giờ mua tặng mẹ, tặng chị một bó hoa hay món quà nhỏ. Sự keo kiệt của anh ấy khiến mình cũng như người thân có cảm giác như anh ý sống ích kỷ. Do đó bố mẹ cực kỳ phản đối mối quan hệ của hai người. Ban đầu mình còn cố gắng góp ý xem anh ta có thay đổi không. Nhưng đúng là bản chất con người khó sửa. Và giải pháp cuối cùng là đành nói lời chia tay dù rằng hai người đã gắn bó quá sâu nặng và cũng có quá nhiều kỷ niệm khó quên”.
Ngoài câu chuyện của Trinh và Hiệp, tôi cũng còn biết đến một anh chàng tên Thắng. Tốt nghiệp ĐH Quốc Gia được vào làm kế toán tại một cơ quan có tiếng của Hà Nội. Anh là niềm mơ ước của nhiều cô gái. Nhưng cứ đến tán vài ngày các cô lại tỏ ý không thích ra mặt. Bởi anh quá keo kiệt. Ai dè đi chơi với bạn gái, khi trả tiền từ 500 đồng anh đều miết đi miết lại xem có bị kẹp díp không? Và đến nay anh vẫn phòng không?
( theo STVN)
--Không xấu trai lắm,không keo kiệt, nghề nghiệp cũng khá ổn... thế mà vẫn ế như thường! Ế thì không cần lý do!--
No comments:
Post a Comment