Một nữ bệnh nhân đến Bệnh viện Erevan, thủ đô nước Cộng hòa Armenia vì bị cái nhọt không khỏi trên cổ tay. Khi bác sĩ mở chỗ băng, họ nhận thấy trên vết thương có 2 gai nhọn nhỏ chĩa ra.
Năm 18 tuổi, khi mới tốt nghiệp phổ thông, Narine không thể hình dung được là mình sẽ làm đảo lộn toàn bộ nền y học truyền thống. Narine rất yêu hoa, luôn tự chăm sóc hoa. Một lần cô tưới cây và vô tình chạm tay phải cây xương rồng... Cô đụng mạnh và đã bị một vài cái gai chọc vào cổ tay. Cô đã khử trùng, nhưng vết thương vẫn sưng tấy.
Narine ngại không muốn đi bệnh viện, một tháng sau từ chỗ tấy đỏ có những đầu gai xuất hiện. Các bác sĩ dễ dàng dùng kẹp loại bỏ chỗ mọc kỳ lạ, song, chỉ 2 ngày sau, tại đúng chỗ đó mọc ra những gai mới.
Theo ông Tigran Davchian, Trưởng phòng Thí nghiệm miễn dịch học và siêu vi của Trung tâm nghiên cứu “Armenik” thì trong thực tiễn y học thế giới chưa từng có trường hợp nào mà tế bào thực vật lại kết vào và ký sinh trong cơ thể của người hay động vật. Họ chuyển một số gai từ cơ thể người bệnh đến Viện Thực vật học, và ở đó người ta chứng minh được các gai đó có nguồn gốc thực vật.
Họ cũng xác định được đó là một loại xương rồng bình thường. Loại như vậy có ở cửa sổ mỗi nhà tại Armenia. Tế bào từ vết thương của Narine và tế bào từ loại xương rồng đó hoàn toàn giống nhau.
Các bác sĩ không tìm ra được một phương pháp nào khác ngoài cắt bỏ chỗ viêm khi xương rồng chưa ký sinh trên khắp cơ thể cô gái. Sau đó vết thương đã lành và 4 năm sau không tái phát.
Thế nhưng đến năm thứ 5 cổ tay cô lại bị đỏ lên, sau đó cả cẳng tay bị phù và rất đau. Cuối cùng cái gai đã chọc thủng da, lần này to như que diêm... Lỗ thủng sinh ra ở chỗ có gân tay.
Khi Narine nắm chặt tay các cơ nổi lên và một cái gai mới lại xuất hiện nhưng không hề chảy máu, các bác sĩ lại dùng kẹp nhổ nó ra. Nhưng cứ 3 ngày từ tay cô gái lại có 70-100 cái gai mọc ra. Sau đó, các bác sĩ nhổ gai nhiều lần, nhưng chúng cứ xuất hiện lại. Các nhà khoa học cho rằng có lẽ trong cơ thể cô gái vẫn còn 2–3 tế bào ký sinh.
Người ta đã nhờ cậy đến các chuyên gia của Nga, Armenia, Pháp... Họ khẳng định đó không phải là vấn đề phẫu thuật, mà là vi sinh học. Sau khi nghiên cứu cấu trúc các gai lớn, các nhà sinh học kết luận lần này các gai hoàn toàn không có nguồn gốc thực vật: do sự đột biến đã xuất hiện những tế bào mới, chưa được biết tới - một loại lai ghép của người và thực vật. Nói cách khác, Narine dần dần biến thành "cây xương rồng".
Ông Tigran Davchian cho rằng sự biến thái như vậy cảnh báo cho nhân loại nhiều điều: “Với sự tiến hóa và tiến bộ, hệ miễn nhiễm của chúng ta ngày càng phải chịu nhiều hậu quả, trong hệ thống miễn nhiễm đang diễn ra không ít sự trục trặc. Và chúng ta ngày càng bị nhiều ký sinh trùng và siêu vi chưa từng được biết tới tấn công”.
(Theo An Ninh Thế Giới)
No comments:
Post a Comment