Không phải tôi là người khó tính quá đến độ không thể chấp nhận phong cách ăn theo kiểu tự do, phóng khoáng của mấy cô “Sài Gòn teen” bây giờ.
Chủ nhật tuần rồi khi đi dự tiệc cưới, tôi gặp một cảnh hơi chướng mắt. Sự việc xảy ra khi nhà hàng đãi thực khách tráng miệng bằng món chuối già hương. Trong lúc mọi người đều bẻ đôi trái chuối khi ăn thì cô gái ngồi đối diện tôi cầm nguyên trái lột vỏ, nhâm nhi từng chút một, lâu lâu lại nhét trái chuối vào miệng, chóp má mút một cái và cười mỉm chọc quê người bạn trai ngồi bên. Không phải chỉ có tôi bực bội mà những khách chung bàn, ai cũng thấy cách ăn chuối của người con gái đó thiếu tế nhị, không đẹp mắt ở chốn đông người.
Không phải tôi là người khó tính quá đến độ không thể chấp nhận phong cách ăn theo kiểu tự do, phóng khoáng của mấy cô “Sài Gòn teen” bây giờ. Nhưng là người Việt Nam, chúng ta đừng quên rằng ông bà ta từ xưa vốn rất ý tứ trong việc ăn uống ở chốn đông người nên mới khuyên dạy con cháu: "Ăn trông nồi, ngồi trông hướng".
Thiết tưởng không cần phải giải thích nhiều về ý nghĩa câu nói vì đây là nguyên tắc căn bản trong cách ăn uống ai cũng biết. Trong một bàn tiệc, nếu thấy một đứa trẻ năm bảy tuổi gắp lấy gắp để, nhai nhồm nhoàm, uống ừng ực, chúng ta có thể dễ dàng tha thứ. Song với những lứa tuổi lớn hơn, nhất là những cô gái đang độ thanh xuân được nhiều con mắt ngắm nhìn thì người ta không thể chấp nhận cách ăn uống thiếu tinh tế như thế được!
Không biết trong các bạn có ai đồng quan điểm với tôi rằng ăn chuối cần phải bẻ đôi chăng, nhưng từ thuở bé, tôi và các em tôi thường được mẹ nhắc nhở ăn chuối bẻ đôi là phép tắc ăn uống trước mặt người khác. Mẹ tôi bảo: “Ăn chuối không ý tứ nơi chỗ đông người sẽ bị đánh giá thấp về văn hoá". Sau này lớn lên học lớp 8, trong một bài văn giải thích, tôi được thầy giáo văn giảng giải thêm: “Nếu ăn chuối không bẻ đôi thì con trai là người thô tục và con gái là người vô duyên”.
Vẫn biết ăn uống là một nhu cầu quan trọng của con người. Nhưng ăn uống cũng biểu hiện văn hoá cần truyền dạy lại cho các thế hệ mai sau. Bởi nếu quên đi việc dạy trẻ các thói quen văn hoá đời thường thì tránh sao khỏi việc chúng sẽ có những vụng về, lúng túng trong cách ăn nói, ứng xử khi ra ngoài xã hội.
(theo Sài Gòn Tiếp Thị)
--Bây giờ mình mới biết cách ăn chuối đấy, nhà quê quá!--
Chủ nhật tuần rồi khi đi dự tiệc cưới, tôi gặp một cảnh hơi chướng mắt. Sự việc xảy ra khi nhà hàng đãi thực khách tráng miệng bằng món chuối già hương. Trong lúc mọi người đều bẻ đôi trái chuối khi ăn thì cô gái ngồi đối diện tôi cầm nguyên trái lột vỏ, nhâm nhi từng chút một, lâu lâu lại nhét trái chuối vào miệng, chóp má mút một cái và cười mỉm chọc quê người bạn trai ngồi bên. Không phải chỉ có tôi bực bội mà những khách chung bàn, ai cũng thấy cách ăn chuối của người con gái đó thiếu tế nhị, không đẹp mắt ở chốn đông người.
Không phải tôi là người khó tính quá đến độ không thể chấp nhận phong cách ăn theo kiểu tự do, phóng khoáng của mấy cô “Sài Gòn teen” bây giờ. Nhưng là người Việt Nam, chúng ta đừng quên rằng ông bà ta từ xưa vốn rất ý tứ trong việc ăn uống ở chốn đông người nên mới khuyên dạy con cháu: "Ăn trông nồi, ngồi trông hướng".
Thiết tưởng không cần phải giải thích nhiều về ý nghĩa câu nói vì đây là nguyên tắc căn bản trong cách ăn uống ai cũng biết. Trong một bàn tiệc, nếu thấy một đứa trẻ năm bảy tuổi gắp lấy gắp để, nhai nhồm nhoàm, uống ừng ực, chúng ta có thể dễ dàng tha thứ. Song với những lứa tuổi lớn hơn, nhất là những cô gái đang độ thanh xuân được nhiều con mắt ngắm nhìn thì người ta không thể chấp nhận cách ăn uống thiếu tinh tế như thế được!
Không biết trong các bạn có ai đồng quan điểm với tôi rằng ăn chuối cần phải bẻ đôi chăng, nhưng từ thuở bé, tôi và các em tôi thường được mẹ nhắc nhở ăn chuối bẻ đôi là phép tắc ăn uống trước mặt người khác. Mẹ tôi bảo: “Ăn chuối không ý tứ nơi chỗ đông người sẽ bị đánh giá thấp về văn hoá". Sau này lớn lên học lớp 8, trong một bài văn giải thích, tôi được thầy giáo văn giảng giải thêm: “Nếu ăn chuối không bẻ đôi thì con trai là người thô tục và con gái là người vô duyên”.
Vẫn biết ăn uống là một nhu cầu quan trọng của con người. Nhưng ăn uống cũng biểu hiện văn hoá cần truyền dạy lại cho các thế hệ mai sau. Bởi nếu quên đi việc dạy trẻ các thói quen văn hoá đời thường thì tránh sao khỏi việc chúng sẽ có những vụng về, lúng túng trong cách ăn nói, ứng xử khi ra ngoài xã hội.
(theo Sài Gòn Tiếp Thị)
--Bây giờ mình mới biết cách ăn chuối đấy, nhà quê quá!--
1 comment:
Không biết ăn chuối lá (ngắn có 1 mẩu à) có nên bẻ đôi chăng???
Post a Comment