Người làm chúa tể một nước tất là người tài giỏi hơn người, sáng công việc hơn người. Tuy vậy, khi đã dùng quần thần, là muốn mong cậy quần thần, còn nhiều khi giúp được mình như người ngoài giúp nước cờ vậy.
Vũ Hầu nước Ngụy cùng với quần thần bàn việc, việc gì vua bàn cũng phải, quần thần khôn ai giỏi bằng.
Lúc lui chầu, Ngụy Hầu ra dáng hớn hở lắm. Ngô Khởi(1) bèn tiến lên nói:
- Cận thần đã ai đem câu chuyện Sở Trang Vương nói cho nhà vua nghe chưa?
Vũ Hầu hỏi:
- Câu chuyện Sở Trang Vương thế nào?
Ngô Khởi thưa:
- Khi Sở Trang Vương mà bàn việc phải hơn quần thần, thì lúc lui chầu lo lắm. Có người hỏi: “Sao vua lại lo?” - Sở Trang Vương nói: ''Ta bàn việc mà quần thần không bằng được ta, cho nên ta lo. Cổ nhân có câu: ''Các vua chư hầu ai có thầy giỏi, thì làm được vương; ai có bạn giỏi thì làm được bá; ai có người quyết đoán cho mọi việc ngờ vực, thì còn nước; ai bàn việc không còn ai bằng mình, thì mất nước''. Ta nghĩ ngu như ta mà quần thần cũng không ai bằng thì nước ta có nhẽ mất mất. Bởi thế ta lo...''
Ấy cũng một việc giống nhau. Sở Trang Vương thì lo mà nhà vua thì mừng.
Vũ Hầu nghe nói áy náy vái tạ và nói rằng:
- Giời sai nhà thầy đến bảo cái lỗi cho ta.
Tuân Tử
Lời bàn:
Người làm chúa tể một nước tất là người tài giỏi hơn người, sáng công việc hơn người. Tuy vậy, khi đã dùng quần thần, là muốn mong cậy quần thần, còn nhiều khi giúp được mình như người ngoài giúp nước cờ vậy. Nếu mà quần thần không có ai hơn mình cả, thì là bọn a dua ăn hại còn mong cậy gì được mà chẳng đáng lo. Nên lời Ngô Khởi nói vậy rất là phải. Đã hay rằng người ta ở đời phải cầu ở mình hơn nhờ ở người, nhưng lắm lúc cũng phải có tả phù hữu bật mới lo toan được công việc lớn. Những bậc vua chúa cần phải có thầy giỏi, tôi hay là vì cái lẽ ấy.
Chuyện này cũng giống câu trong “Quốc Sách'' có nói: “Đế giả cùng ở với thầy, vương giả cùng ở với bạn, bá giả cùng ở với bầy tôi, vua vong quốc chỉ cùng ở với hạng đầy tớ”.
---------------------
(1) Ngô Khởi: người nước Vệ thời Chiến Quốc, trước làm tướng vua nước Nguỵ, sau làm tướng vua nước Sở, là một nhà dùng binh giỏi có tiếng
(Theo “Cổ học tinh hoa” của Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân – NXB Trẻ)
Vũ Hầu nước Ngụy cùng với quần thần bàn việc, việc gì vua bàn cũng phải, quần thần khôn ai giỏi bằng.
Lúc lui chầu, Ngụy Hầu ra dáng hớn hở lắm. Ngô Khởi(1) bèn tiến lên nói:
- Cận thần đã ai đem câu chuyện Sở Trang Vương nói cho nhà vua nghe chưa?
Vũ Hầu hỏi:
- Câu chuyện Sở Trang Vương thế nào?
Ngô Khởi thưa:
- Khi Sở Trang Vương mà bàn việc phải hơn quần thần, thì lúc lui chầu lo lắm. Có người hỏi: “Sao vua lại lo?” - Sở Trang Vương nói: ''Ta bàn việc mà quần thần không bằng được ta, cho nên ta lo. Cổ nhân có câu: ''Các vua chư hầu ai có thầy giỏi, thì làm được vương; ai có bạn giỏi thì làm được bá; ai có người quyết đoán cho mọi việc ngờ vực, thì còn nước; ai bàn việc không còn ai bằng mình, thì mất nước''. Ta nghĩ ngu như ta mà quần thần cũng không ai bằng thì nước ta có nhẽ mất mất. Bởi thế ta lo...''
Ấy cũng một việc giống nhau. Sở Trang Vương thì lo mà nhà vua thì mừng.
Vũ Hầu nghe nói áy náy vái tạ và nói rằng:
- Giời sai nhà thầy đến bảo cái lỗi cho ta.
Tuân Tử
Lời bàn:
Người làm chúa tể một nước tất là người tài giỏi hơn người, sáng công việc hơn người. Tuy vậy, khi đã dùng quần thần, là muốn mong cậy quần thần, còn nhiều khi giúp được mình như người ngoài giúp nước cờ vậy. Nếu mà quần thần không có ai hơn mình cả, thì là bọn a dua ăn hại còn mong cậy gì được mà chẳng đáng lo. Nên lời Ngô Khởi nói vậy rất là phải. Đã hay rằng người ta ở đời phải cầu ở mình hơn nhờ ở người, nhưng lắm lúc cũng phải có tả phù hữu bật mới lo toan được công việc lớn. Những bậc vua chúa cần phải có thầy giỏi, tôi hay là vì cái lẽ ấy.
Chuyện này cũng giống câu trong “Quốc Sách'' có nói: “Đế giả cùng ở với thầy, vương giả cùng ở với bạn, bá giả cùng ở với bầy tôi, vua vong quốc chỉ cùng ở với hạng đầy tớ”.
---------------------
(1) Ngô Khởi: người nước Vệ thời Chiến Quốc, trước làm tướng vua nước Nguỵ, sau làm tướng vua nước Sở, là một nhà dùng binh giỏi có tiếng
(Theo “Cổ học tinh hoa” của Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân – NXB Trẻ)
No comments:
Post a Comment