Ngũ Viên vì cha bị giết oan mà quyết chí muốn hại vua, làm cho vua mất nước, là trọng chữ Hiếu hơn chữ Trung, có phần đáng khen, cũng có phần nên chê. Thân Bao Tư muốn cứu nước chỉ lấy nước mắt, tiếng khóc mà nên công, thực là người quá nhẫn nhục trong lúc kế cùng lực kiệt, để chuyển được người không có ý giúp cũng phải giúp, thế là có bụng rất trung, yêu vua cứu nước vậy.
Vua Bình Vương nước Sở nghe lời gièm pha, giết chết đại tướng là Ngũ Xa, Ngũ Thượng là con cả Ngũ Xa cũng bị hại. Người con thứ là Ngũ Viên bèn bỏ nước Sở, sang làm tướng Ngô. Trước khi đi có đến từ giã một người bạn đang làm quan đại phu tên là Thân Bao Tư mà bảo rằng:
“Ba năm nữa, nước Sở không mất, thời tôi không trông thấy bác nữa”.
Thân Bao Tư nói: “Bác làm mất nước Sở, thì tôi tất phải giữ cho nước Sở còn”.
Ba năm sau, Ngũ Viên đem quân Ngô về đánh Sở. Vua Chiêu Vương nối ngôi Bình Vương, thua chạy phải trốn vào trong núi.
Thân Bao Tư đang ở trong núi, nghe nói Ngũ Viên cường bạo, bèn sang cầu cứu nước Tần, tâu cùng vua rằng: “Nước Ngô vô đạo quân khoẻ, người nhiều, sắp đánh cả thiên hạ, bây giờ mới bắt đầu đánh một nước Sở tôi trước. Vua nước tôi phải chạy trốn, hiện nay ở Vân Mộng, sai tôi đến báo cấp với thượng quốc”.
Vua nước Tần là Ai Công, bảo: “Ừ! Để rồi ta liệu. Nhà ngươi hãy ra nghỉ ngoài sứ quán”.
Thân Bao Tư nói: “Vua nước tôi bây giờ đang khốn đốn, phận bầy tôi đâu dám ăn nằm yên một chỗ”.
Nói đoạn, cứ đứng ở giữa sân khóc lóc thảm thiết suốt bảy ngày đêm.
Ai Công thấy vậy, nói rằng: “Một nước có người bầy tôi như thế, ta không cứu cũng không đành”. Rồi đem quân sang cứu nước Sở.
Quân Ngô nghe thấy tin, vội phải rút quân về.
Nước Sở nhờ thế mà không mất, vua Chiêu Vương lại lên ngôi, cho tìm Thân Bao Tư để thưởng công, thì không thấy đâu cả. Thân Bao Tư đã lánh đâu rồi.
Trước khi lánh, Thân Bao Tư nói rằng:
“Mượn quân, yên nước không phải là vị thân, cứu cấp, trừ hại không phải là vị danh. Bây giờ nước đã định rồi, thì ta còn cầu gì nữa?”
Thuyết Uyển
Lời bàn:
Ngũ Viên vì cha bị giết oan mà quyết chí muốn hại vua, làm cho vua mất nước, là trọng chữ Hiếu hơn chữ Trung, có phần đáng khen, cũng có phần nên chê. Thân Bao Tư muốn cứu nước chỉ lấy nước mắt, tiếng khóc mà nên công, thực là người quá nhẫn nhục trong lúc kế cùng lực kiệt, để chuyển được người không có ý giúp cũng phải giúp, thế là có bụng rất trung, yêu vua cứu nước vậy. Lại đáng khen hơn nữa là công to mà không lấy thưởng. Việc nghĩa phải làm là làm cho cả nước, làm được là hả, là sướng, chớ có cầu cạnh gì riêng cho thân mình?
CHÚ THÍCH.
- Ngũ Xa: Người nước Sở thời Xuân Thu, thờ vua Bính Vương vì can vua mà phải giết.
- Ngũ Thượng: con cả Ngũ Xa, cha bị nạn, đi theo cha rồi cũng bị hại.
- Ngũ Viên: tức là Ngũ Tử Tư, con thứ Ngũ Xa, trốn chạy sang Ngô để mưu phục thù cho cha.
- Thân Bao Tư: người thời Xuân Thu làm quan đại phu thờ vua Bính Vương nước Sở và chơi thân với Ngũ Viên.
(Theo “Cổ học tinh hoa” của Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân – NXB Trẻ)
Vua Bình Vương nước Sở nghe lời gièm pha, giết chết đại tướng là Ngũ Xa, Ngũ Thượng là con cả Ngũ Xa cũng bị hại. Người con thứ là Ngũ Viên bèn bỏ nước Sở, sang làm tướng Ngô. Trước khi đi có đến từ giã một người bạn đang làm quan đại phu tên là Thân Bao Tư mà bảo rằng:
“Ba năm nữa, nước Sở không mất, thời tôi không trông thấy bác nữa”.
Thân Bao Tư nói: “Bác làm mất nước Sở, thì tôi tất phải giữ cho nước Sở còn”.
Ba năm sau, Ngũ Viên đem quân Ngô về đánh Sở. Vua Chiêu Vương nối ngôi Bình Vương, thua chạy phải trốn vào trong núi.
Thân Bao Tư đang ở trong núi, nghe nói Ngũ Viên cường bạo, bèn sang cầu cứu nước Tần, tâu cùng vua rằng: “Nước Ngô vô đạo quân khoẻ, người nhiều, sắp đánh cả thiên hạ, bây giờ mới bắt đầu đánh một nước Sở tôi trước. Vua nước tôi phải chạy trốn, hiện nay ở Vân Mộng, sai tôi đến báo cấp với thượng quốc”.
Vua nước Tần là Ai Công, bảo: “Ừ! Để rồi ta liệu. Nhà ngươi hãy ra nghỉ ngoài sứ quán”.
Thân Bao Tư nói: “Vua nước tôi bây giờ đang khốn đốn, phận bầy tôi đâu dám ăn nằm yên một chỗ”.
Nói đoạn, cứ đứng ở giữa sân khóc lóc thảm thiết suốt bảy ngày đêm.
Ai Công thấy vậy, nói rằng: “Một nước có người bầy tôi như thế, ta không cứu cũng không đành”. Rồi đem quân sang cứu nước Sở.
Quân Ngô nghe thấy tin, vội phải rút quân về.
Nước Sở nhờ thế mà không mất, vua Chiêu Vương lại lên ngôi, cho tìm Thân Bao Tư để thưởng công, thì không thấy đâu cả. Thân Bao Tư đã lánh đâu rồi.
Trước khi lánh, Thân Bao Tư nói rằng:
“Mượn quân, yên nước không phải là vị thân, cứu cấp, trừ hại không phải là vị danh. Bây giờ nước đã định rồi, thì ta còn cầu gì nữa?”
Thuyết Uyển
Lời bàn:
Ngũ Viên vì cha bị giết oan mà quyết chí muốn hại vua, làm cho vua mất nước, là trọng chữ Hiếu hơn chữ Trung, có phần đáng khen, cũng có phần nên chê. Thân Bao Tư muốn cứu nước chỉ lấy nước mắt, tiếng khóc mà nên công, thực là người quá nhẫn nhục trong lúc kế cùng lực kiệt, để chuyển được người không có ý giúp cũng phải giúp, thế là có bụng rất trung, yêu vua cứu nước vậy. Lại đáng khen hơn nữa là công to mà không lấy thưởng. Việc nghĩa phải làm là làm cho cả nước, làm được là hả, là sướng, chớ có cầu cạnh gì riêng cho thân mình?
CHÚ THÍCH.
- Ngũ Xa: Người nước Sở thời Xuân Thu, thờ vua Bính Vương vì can vua mà phải giết.
- Ngũ Thượng: con cả Ngũ Xa, cha bị nạn, đi theo cha rồi cũng bị hại.
- Ngũ Viên: tức là Ngũ Tử Tư, con thứ Ngũ Xa, trốn chạy sang Ngô để mưu phục thù cho cha.
- Thân Bao Tư: người thời Xuân Thu làm quan đại phu thờ vua Bính Vương nước Sở và chơi thân với Ngũ Viên.
(Theo “Cổ học tinh hoa” của Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân – NXB Trẻ)
No comments:
Post a Comment