.....Chép cho hệt khó bao nhiêu thì bày vu vơ lại dễ bấy nhiêu. Nên ta chớ nhầm, thấy kẻ làm kỳ quái khác thiên hạ đã vội coi thánh tướng lắm. Ta phải trọng những người quý thực tế, biết làm hết bổn phận mình hàng ngày. Nhiều khi ở đám bình dân mộc mạc quê mùa, mà có bao nhiêu người trung, hiếu, tiết nghĩa, dũng cảm, hào hiệp, hơn là hạng tục học, vẽ ma, vẽ quỷ… loè đời mà kỳ thực tự tư, tự lợi, có hại không thể nói hết được.
Có người thợ , vẽ cho vua nước Tề mấy bức tranh.
Vua hỏi: “Vẽ cái gì khó?”
Thưa: “Vẽ chó, vẽ ngựa khó”.
- Vẽ cái gì dễ?
- Vẽ ma, vẽ quỉ dễ.
- Sao lại thế?
“Chó ngựa ai cũng trông thấy, vẽ mà không giống thì người ta chê cười, cho nên khó vẽ. Ma quỉ là giống vô hình, không ai trông thấy, tuỳ ý muốn vẽ thế nào cũng được, không sợ ai bẻ, cho nên dễ vẽ”.
Người nào bỏ những công việc thiết thực bình thường, chỉ chăm làm những công việc kì dị, quái gở để loè thiên hạ, thì cũng chẳng khác nào như người thợ chỉ vẽ ma, vẻ quỉ, nghĩa là tránh cái khó mà làm cái dễ vậy.
LỜI BÀN:
Trong bài nói chó, ngựa, mà thực bao rộng cả những vật hữu hình, mắt có thể trông thấy; chỉ nói ma quỷ, mà thực bao rộng cả những vật vô hình trí não tưởng tượng ra. Một đằng vẽ vật hữu hình là chép lại, một đằng vẽ vật vô hình là bày ra; ai chẳng cho chép dễ hơn bày. Nhưng xét thực, chép cho hệt khó bao nhiêu thì bày vu vơ lại dễ bấy nhiêu. Nên ta chớ nhầm, thấy kẻ làm kỳ quái khác thiên hạ đã vội coi thánh tướng lắm. Ta phải trọng những người quý thực tế, biết làm hết bổn phận mình hàng ngày. Nhiều khi ở đám bình dân mộc mạc quê mùa, mà có bao nhiêu người trung, hiếu, tiết nghĩa, dũng cảm, hào hiệp, hơn là hạng tục học, vẽ ma, vẽ quỷ… loè đời mà kỳ thực tự tư, tự lợi, có hại không thể nói hết được.
(Theo “Cổ học tinh hoa” của Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân – NXB Trẻ)
Có người thợ , vẽ cho vua nước Tề mấy bức tranh.
Vua hỏi: “Vẽ cái gì khó?”
Thưa: “Vẽ chó, vẽ ngựa khó”.
- Vẽ cái gì dễ?
- Vẽ ma, vẽ quỉ dễ.
- Sao lại thế?
“Chó ngựa ai cũng trông thấy, vẽ mà không giống thì người ta chê cười, cho nên khó vẽ. Ma quỉ là giống vô hình, không ai trông thấy, tuỳ ý muốn vẽ thế nào cũng được, không sợ ai bẻ, cho nên dễ vẽ”.
Người nào bỏ những công việc thiết thực bình thường, chỉ chăm làm những công việc kì dị, quái gở để loè thiên hạ, thì cũng chẳng khác nào như người thợ chỉ vẽ ma, vẻ quỉ, nghĩa là tránh cái khó mà làm cái dễ vậy.
LỜI BÀN:
Trong bài nói chó, ngựa, mà thực bao rộng cả những vật hữu hình, mắt có thể trông thấy; chỉ nói ma quỷ, mà thực bao rộng cả những vật vô hình trí não tưởng tượng ra. Một đằng vẽ vật hữu hình là chép lại, một đằng vẽ vật vô hình là bày ra; ai chẳng cho chép dễ hơn bày. Nhưng xét thực, chép cho hệt khó bao nhiêu thì bày vu vơ lại dễ bấy nhiêu. Nên ta chớ nhầm, thấy kẻ làm kỳ quái khác thiên hạ đã vội coi thánh tướng lắm. Ta phải trọng những người quý thực tế, biết làm hết bổn phận mình hàng ngày. Nhiều khi ở đám bình dân mộc mạc quê mùa, mà có bao nhiêu người trung, hiếu, tiết nghĩa, dũng cảm, hào hiệp, hơn là hạng tục học, vẽ ma, vẽ quỷ… loè đời mà kỳ thực tự tư, tự lợi, có hại không thể nói hết được.
(Theo “Cổ học tinh hoa” của Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân – NXB Trẻ)
No comments:
Post a Comment