Lúc đi mặc áo trắng, lúc về mặc áo thâm, chính mình không biết mình thay đổi, con chó thấy khác thì xua đuổi. Mình đánh nó chẳng hóa ra nhầm lắm rồi! Lỗi tại mình thay đổi, không tại con chó cắn xằng.
Một hôm trời nắng, Dương Bố đi chơi. Khi ở nhà ra, thì mặc áo trắng; đi được nửa đường, gặp trời mưa, quần áo ướt hết, mới vào ẩn mưa ở nhà một người bà con. Người ấy thấy Dương Bố ướt cả cho mượn cái áo thâm.
Một lúc trời tạnh, Dương Bố mặc áo thâm về nhà. Con chó trông thấy, vừa cắn vừa xua đuổi. Dương Bố giận, toan cầm gậy đánh.
Anh là Dương Chu chạy ra bảo: “Đừng đánh nó làm gì! Nó đuổi như thế cũng phải. Giả sử con chó trắng nhà ta, lúc đi thì trắng, lúc về thì đen, phỏng em có lấy làm lạ mà không ngờ được không?”
Liệt Tử
Lời bàn:
Lúc đi mặc áo trắng, lúc về mặc áo thâm, chính mình không biết mình thay đổi, con chó thấy khác thì xua đuổi. Mình đánh nó chẳng hóa ra nhầm lắm rồi! Lỗi tại mình thay đổi, không tại con chó cắn xằng. Vậy nên, ở đời khi mình làm điều gì khác thường mà người ta không rõ thì tất nhiên người ta bàn trái bàn phải. Nếu mình không tự xét mình thay đổi hay hay dở, chỉ biết trách người nghị luận nọ kia thì chẳng khác nào như Dương Bố đánh chó trong truyện này.
(Theo “Cổ học tinh hoa” của Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân – NXB Trẻ)
Một hôm trời nắng, Dương Bố đi chơi. Khi ở nhà ra, thì mặc áo trắng; đi được nửa đường, gặp trời mưa, quần áo ướt hết, mới vào ẩn mưa ở nhà một người bà con. Người ấy thấy Dương Bố ướt cả cho mượn cái áo thâm.
Một lúc trời tạnh, Dương Bố mặc áo thâm về nhà. Con chó trông thấy, vừa cắn vừa xua đuổi. Dương Bố giận, toan cầm gậy đánh.
Anh là Dương Chu chạy ra bảo: “Đừng đánh nó làm gì! Nó đuổi như thế cũng phải. Giả sử con chó trắng nhà ta, lúc đi thì trắng, lúc về thì đen, phỏng em có lấy làm lạ mà không ngờ được không?”
Liệt Tử
Lời bàn:
Lúc đi mặc áo trắng, lúc về mặc áo thâm, chính mình không biết mình thay đổi, con chó thấy khác thì xua đuổi. Mình đánh nó chẳng hóa ra nhầm lắm rồi! Lỗi tại mình thay đổi, không tại con chó cắn xằng. Vậy nên, ở đời khi mình làm điều gì khác thường mà người ta không rõ thì tất nhiên người ta bàn trái bàn phải. Nếu mình không tự xét mình thay đổi hay hay dở, chỉ biết trách người nghị luận nọ kia thì chẳng khác nào như Dương Bố đánh chó trong truyện này.
(Theo “Cổ học tinh hoa” của Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân – NXB Trẻ)
No comments:
Post a Comment