Với yêu cầu của đề: "Nhận xét ngắn gọn về tình huống độc đáo trong truyện "Vợ nhặt" của Kim Lân", nhiều bài làm đã có những biến tấu độc đáo.
"Kim Lân là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông có rất nhiều tác phẩm châm biếm, đả kích một cách tích cực trong xã hội cũ. Nhưng cái mà người ta nói nhiều về Kim Lân vẫn là những vở kịch, những bi kịch của xã hội cũ. Tác phẩm được coi là tác phẩm tiêu biểu của ông nói lên tấn bi kịch của xã hội phong kiến lúc bấy giờ người ta vẫn phải nói đến đó là tác phẩm Vợ nhặt".
Chưa nói đến lỗi về cách thức diễn đạt, kiến thức về tác giả Kim Lân của thí sinh có hẳn là sự "nhầm lẫn" hay là kết quả của một cách học "cưỡi ngựa xem hoa"?
Tai hại hơn, có em còn hùng hồn khẳng định: "Kim Lân nhặt được vợ về, tuy không có gì nhưng ông cũng rất chăm lo cho gia đình, không như bao kẻ ích kỷ khác bỏ bê vợ con".
Nếu đọc được những câu văn trên, có lẽ nhà văn sẽ giật mình xem lại đời tư.
Nhưng như thế vẫn còn may bởi em HS vẫn nhớ được mang máng cái gì liên quan đến chuyện nhặt vợ. Có em hồn nhiên "trèo" từ tác phẩm này sang tác phẩm khác:
"Tình huống truyện độc đáo mà Kim Lân tạo ra trong truyện "Vợ nhặt" là chi tiết Mị cởi trói cho A Phủ". Và suốt 2 mặt giấy, thí sinh mải mê với sức sống tiềm tàng của Mị, gạt hẳn người vợ nhặt tội nghiệp trong tác phẩm của Kim Lân vào dĩ vãng.
"Vợ nhặt" có văn hóa ẩm thực cao?
Chưa hết, nhiều em học sinh đã cảm hứng phóng tác "Vợ nhặt":
"Tràng là 1 nhân vật mà tác giả đã đặt anh ta là người kéo xe bò chuyên đi lượm xác người chết. Một công việc tưởng chừng đáng sợ như vậy nhưng ngày nào anh ta cũng đi khắp nơi thu lượm xác người chết vì đói, vì bệnh tật".
Tội nghiệp, có lẽ cái chết của nạn đói năm 45 đã ám ảnh thí sinh quá nhiều chăng?
Cuộc gặp gỡ giữa Tràng và người vợ cũng được thí sinh lưu tâm đến: "Trên đường về, Tràng nhìn thấy một người như sắp chết vì đói. Tràng bế cô gái lạ về nhà mình và cứu sống cô gái. Cô gái ở lại với Tràng và đền ơn Tràng bằng cách làm vợ anh".
Thật là một cuộc duyên tình vừa éo le, vừa xúc động, đượm chất thơ của cổ tích.
Lại có em tưởng tượng về một cuộc gặp hiện đại hơn: "Có một lần anh bắt gặp một người con gái đi lang thang trong làng. Anh nhìn thấy mà thương, đã mời chị vào một quán gần đó".
Thí sinh còn bình phẩm rất "tinh tế" về hành động của thị: "Hành động ăn xong bốn bát bánh đúc, gạt đôi đũa quanh miệng chứng tỏ thị là người có văn hóa, có khả năng ẩm thực cao".
Chiến sĩ sống trên mây gió!
Bài thơ "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu cũng chung số phận với tác phẩm trên.
Về câu thơ: "Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù", HS đưa ra nhiều cách cảm nhận khá thú vị: "Những chiến sỹ đã được sống trên mây, trên gió, các anh xuống trần gian để khai sáng cho nhân loại". "Khi ra đi, người chiến sỹ luôn có mối bận tâm, lo lắng về quê nhà. Anh không ở nhà để cùng mẹ già, vợ con vượt qua những thiên tai bất ngờ của tự nhiên như mưa nguồn, suối lũ".
Chẳng sung sướng gì hơn "Vợ nhặt" của Kim Lân, "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân cũng đã được thí sinh bình luận bằng cái nhìn hết sức độc đáo:
"Dòng sông Đà như một người phụ nữ hung dữ mà người lái đò là một đấng nam nhi đã cảm hóa được người phụ nữ hung dữ ấy đi theo mình".
"Nhắc đến người lái đò, chúng ta nghĩ ngay tới hai cánh tay dài lêu nghêu, đôi chân gân guốc…".
Có bài làm từ đầu đến cuối, thí sinh ngợi ca vẻ đẹp trữ tình, lãng mạn, tần tảo, lam lũ của cô gái lái đò trên sông Đà. Học sinh này đã "chuyển đổi giới tính" cho nhân vật hay chưa bao giờ đọc đến tác phẩm của Nguyễn Tuân?
Những bài làm ấy chỉ là sự nhầm lẫn hay phản ánh một thực trạng đáng buồn của thí sinh? Nhiều em chưa hề đọc tác phẩm thực sự, chỉ mang máng nghe thầy cô, bạn bè nhắc tới nội dung. Trong phòng thi không thể giở tài liệu hay quay bài, các em đành phải "tưởng tượng, sáng tạo" bằng tất cả những vốn liếng ít ỏi mà mình có được. Với sự tưởng tượng này, nếu đỗ tốt nghiệp liệu các em sẽ còn phát huy khả năng của mình đến đâu?
Những "quái chiêu" độc đáo
Không ít những bài văn để lại ấn tượng sâu sắc với người đọc. Ấn tượng tốt đẹp cũng có, nhưng nhiều hơn là những ấn tượng kinh hoàng.
Có bài văn được bắt đầu bằng những câu như pháo nổ thùng rỗng:
"Thế là muôn vạn cánh chim
Đưa em bay bổng đi tìm giấc mơ".
hay:
"Mỗi khi nhắc đến dòng sông, ta thường nhắc đến những gợn sóng, nhắc đến ánh trăng là nhớ đến những vì sao tinh tú trên bầu trời và nhắc đến Kim Lân, chúng ta không thể không nhắc đến tác phẩm Vợ nhặt".
Không chỉ có cách vào đề "dịu êm", nhiều bài làm còn chép nguyên một bài thơ về tác phẩm này. Điều đáng ngạc nhiên là chép giống nhau, không sai đến một chữ:
"Xin từ điển hãy thêm từ Vợ nhặt
Ôi ngòi bút Kim Lân tưởng như cười như khóc
Đói quay quắt vẫn yêu tha thiết con người
Đám cưới nào cũng có trăm chiếc xe hơi
Đám cưới anh Tràng hai hào dầu thoải mái
Sáng vu quy chưa kịp về bên ngoại
Cả nhà vui bên niêu cháo cám mẹ mừng
Không thể nuốt mà cả nhà cứ ăn
Ăn cho vợ, cho chồng, cho con nữa
Ôi hạnh phúc hóa ra đơn giản thế
Không tin có truyện cũ mấy chục năm
Xóm ngụ cư chiều hôm ấy quây quần
Tràng và vợ cứ đi với nụ cười say nhất".
Có bài thi thí sinh đã hết sức tha thiết tô mực đậm chữ in hoa ở cuối bài: "Xin thầy cô nương tay giúp em, em xin cảm ơn".
Có bài làm giở trò độc chiêu, viết được 4-5 dòng ở phần đầu, toàn bộ phần sau thí sinh ghi liên tiếp ba bài hát nhạc trẻ, nhạc vàng.
Chưa kỳ thi tốt nghiệp nào nghiêm túc và đúng quy chế như năm nay. Cũng bởi thế chăng mà giám khảo đã đối diện với khả năng thực sự của chính học sinh? Những bài làm văn dẫu ngô nghê nhưng phản ánh một thực trạng có thật về những lỗ hổng kiến thức nghiêm trọng của học sinh. Mỗi khi chấm xong, sau những tràng cười là nỗi lòng nặng trĩu.
"Kim Lân là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông có rất nhiều tác phẩm châm biếm, đả kích một cách tích cực trong xã hội cũ. Nhưng cái mà người ta nói nhiều về Kim Lân vẫn là những vở kịch, những bi kịch của xã hội cũ. Tác phẩm được coi là tác phẩm tiêu biểu của ông nói lên tấn bi kịch của xã hội phong kiến lúc bấy giờ người ta vẫn phải nói đến đó là tác phẩm Vợ nhặt".
Chưa nói đến lỗi về cách thức diễn đạt, kiến thức về tác giả Kim Lân của thí sinh có hẳn là sự "nhầm lẫn" hay là kết quả của một cách học "cưỡi ngựa xem hoa"?
Tai hại hơn, có em còn hùng hồn khẳng định: "Kim Lân nhặt được vợ về, tuy không có gì nhưng ông cũng rất chăm lo cho gia đình, không như bao kẻ ích kỷ khác bỏ bê vợ con".
Nếu đọc được những câu văn trên, có lẽ nhà văn sẽ giật mình xem lại đời tư.
Nhưng như thế vẫn còn may bởi em HS vẫn nhớ được mang máng cái gì liên quan đến chuyện nhặt vợ. Có em hồn nhiên "trèo" từ tác phẩm này sang tác phẩm khác:
"Tình huống truyện độc đáo mà Kim Lân tạo ra trong truyện "Vợ nhặt" là chi tiết Mị cởi trói cho A Phủ". Và suốt 2 mặt giấy, thí sinh mải mê với sức sống tiềm tàng của Mị, gạt hẳn người vợ nhặt tội nghiệp trong tác phẩm của Kim Lân vào dĩ vãng.
"Vợ nhặt" có văn hóa ẩm thực cao?
Chưa hết, nhiều em học sinh đã cảm hứng phóng tác "Vợ nhặt":
"Tràng là 1 nhân vật mà tác giả đã đặt anh ta là người kéo xe bò chuyên đi lượm xác người chết. Một công việc tưởng chừng đáng sợ như vậy nhưng ngày nào anh ta cũng đi khắp nơi thu lượm xác người chết vì đói, vì bệnh tật".
Tội nghiệp, có lẽ cái chết của nạn đói năm 45 đã ám ảnh thí sinh quá nhiều chăng?
Cuộc gặp gỡ giữa Tràng và người vợ cũng được thí sinh lưu tâm đến: "Trên đường về, Tràng nhìn thấy một người như sắp chết vì đói. Tràng bế cô gái lạ về nhà mình và cứu sống cô gái. Cô gái ở lại với Tràng và đền ơn Tràng bằng cách làm vợ anh".
Thật là một cuộc duyên tình vừa éo le, vừa xúc động, đượm chất thơ của cổ tích.
Lại có em tưởng tượng về một cuộc gặp hiện đại hơn: "Có một lần anh bắt gặp một người con gái đi lang thang trong làng. Anh nhìn thấy mà thương, đã mời chị vào một quán gần đó".
Thí sinh còn bình phẩm rất "tinh tế" về hành động của thị: "Hành động ăn xong bốn bát bánh đúc, gạt đôi đũa quanh miệng chứng tỏ thị là người có văn hóa, có khả năng ẩm thực cao".
Chiến sĩ sống trên mây gió!
Bài thơ "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu cũng chung số phận với tác phẩm trên.
Về câu thơ: "Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù", HS đưa ra nhiều cách cảm nhận khá thú vị: "Những chiến sỹ đã được sống trên mây, trên gió, các anh xuống trần gian để khai sáng cho nhân loại". "Khi ra đi, người chiến sỹ luôn có mối bận tâm, lo lắng về quê nhà. Anh không ở nhà để cùng mẹ già, vợ con vượt qua những thiên tai bất ngờ của tự nhiên như mưa nguồn, suối lũ".
Chẳng sung sướng gì hơn "Vợ nhặt" của Kim Lân, "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân cũng đã được thí sinh bình luận bằng cái nhìn hết sức độc đáo:
"Dòng sông Đà như một người phụ nữ hung dữ mà người lái đò là một đấng nam nhi đã cảm hóa được người phụ nữ hung dữ ấy đi theo mình".
"Nhắc đến người lái đò, chúng ta nghĩ ngay tới hai cánh tay dài lêu nghêu, đôi chân gân guốc…".
Có bài làm từ đầu đến cuối, thí sinh ngợi ca vẻ đẹp trữ tình, lãng mạn, tần tảo, lam lũ của cô gái lái đò trên sông Đà. Học sinh này đã "chuyển đổi giới tính" cho nhân vật hay chưa bao giờ đọc đến tác phẩm của Nguyễn Tuân?
Những bài làm ấy chỉ là sự nhầm lẫn hay phản ánh một thực trạng đáng buồn của thí sinh? Nhiều em chưa hề đọc tác phẩm thực sự, chỉ mang máng nghe thầy cô, bạn bè nhắc tới nội dung. Trong phòng thi không thể giở tài liệu hay quay bài, các em đành phải "tưởng tượng, sáng tạo" bằng tất cả những vốn liếng ít ỏi mà mình có được. Với sự tưởng tượng này, nếu đỗ tốt nghiệp liệu các em sẽ còn phát huy khả năng của mình đến đâu?
Những "quái chiêu" độc đáo
Không ít những bài văn để lại ấn tượng sâu sắc với người đọc. Ấn tượng tốt đẹp cũng có, nhưng nhiều hơn là những ấn tượng kinh hoàng.
Có bài văn được bắt đầu bằng những câu như pháo nổ thùng rỗng:
"Thế là muôn vạn cánh chim
Đưa em bay bổng đi tìm giấc mơ".
hay:
"Mỗi khi nhắc đến dòng sông, ta thường nhắc đến những gợn sóng, nhắc đến ánh trăng là nhớ đến những vì sao tinh tú trên bầu trời và nhắc đến Kim Lân, chúng ta không thể không nhắc đến tác phẩm Vợ nhặt".
Không chỉ có cách vào đề "dịu êm", nhiều bài làm còn chép nguyên một bài thơ về tác phẩm này. Điều đáng ngạc nhiên là chép giống nhau, không sai đến một chữ:
"Xin từ điển hãy thêm từ Vợ nhặt
Ôi ngòi bút Kim Lân tưởng như cười như khóc
Đói quay quắt vẫn yêu tha thiết con người
Đám cưới nào cũng có trăm chiếc xe hơi
Đám cưới anh Tràng hai hào dầu thoải mái
Sáng vu quy chưa kịp về bên ngoại
Cả nhà vui bên niêu cháo cám mẹ mừng
Không thể nuốt mà cả nhà cứ ăn
Ăn cho vợ, cho chồng, cho con nữa
Ôi hạnh phúc hóa ra đơn giản thế
Không tin có truyện cũ mấy chục năm
Xóm ngụ cư chiều hôm ấy quây quần
Tràng và vợ cứ đi với nụ cười say nhất".
Có bài thi thí sinh đã hết sức tha thiết tô mực đậm chữ in hoa ở cuối bài: "Xin thầy cô nương tay giúp em, em xin cảm ơn".
Có bài làm giở trò độc chiêu, viết được 4-5 dòng ở phần đầu, toàn bộ phần sau thí sinh ghi liên tiếp ba bài hát nhạc trẻ, nhạc vàng.
Chưa kỳ thi tốt nghiệp nào nghiêm túc và đúng quy chế như năm nay. Cũng bởi thế chăng mà giám khảo đã đối diện với khả năng thực sự của chính học sinh? Những bài làm văn dẫu ngô nghê nhưng phản ánh một thực trạng có thật về những lỗ hổng kiến thức nghiêm trọng của học sinh. Mỗi khi chấm xong, sau những tràng cười là nỗi lòng nặng trĩu.
No comments:
Post a Comment