Mấy tháng trước, cả phòng Lan (ĐH Hà Nội) xuýt xoa khi cô dẫn người yêu về ra mắt. Bình – bạn trai Lan vốn là con trai Hà Nội “chính hiệu”...
Nhìn phong cách sành điệu của Bình thì ai cũng biết anh là con nhà giàu. Lan giới thiệu Bình hiện là sinh viên năm thứ hai trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Thời gian “cưa cẩm” chỉ một tuần. Nhưng những đồ Bình tặng Lan lại tỉ lệ nghịch với khoảng thời gian ngắn ngủi ấy. Nào là váy áo, phấn son cho đến điện thoại di động, máy nghe nhạc số… Chẳng mấy chốc gia tài của Lan được bổ sung toàn thứ đắt tiền.
Lan tự hào với đám bạn nghèo cùng phòng trong ký túc xá về đẳng cấp hàng hiệu của người yêu. Từ một cô gái giản dị, mộc mạc mới ngày nào còn chân ướt chân ráo vào phòng giờ đã trở thành dân sành điệu.
Câu chuyện của Lan lúc nào cũng xoay quanh “thời trang, hàng hiệu”. Nhìn ai đó mang hình ảnh mình của ngày xưa thì cô tỏ ra rất khó chịu, bực bội. Chỉ thương mẹ Lan (là giáo viên tiểu học ở quê) hàng tháng chắt chiu gửi tiền cho con gái ăn học. Vậy mà, khi mẹ ra thăm cô tỏ vẻ khó chịu với sự “quê mùa” của mẹ!
Thế nhưng, chuyện tình này cũng chóng vánh đi đến hồi kết. Đã một tuần nay, Lan bỏ ăn uống. Bạn trai cô đã cao chạy xa bay sau khi đã “ong bướm chán chường”.
Anh ta nói lời từ biệt với lý do Anh không còn yêu em nữa và không quên đòi lại tất cả những món đồ “tình phí” trước đó (thực ra anh ta không phải là sinh viên mà là kẻ không nghề lêu lổng).
Đến khi anh ta hiện nguyên hình là Sở Khanh, Lan mới hiểu thế nào là giá trị của tình yêu chân thành. Ân hận, day dứt và xấu hổ với bạn bè, Lan không dám tâm sự cùng ai. Thế nhưng, chuyện này lan nhanh trong “cư dân” ký túc xá.
Một bộ phận sinh viên hiện đang bị sức mạnh đồng tiền mê hoặc. Tình yêu với họ không còn vẹn nguyên sự chân thành, chung thủy và trong sáng tự nhiên nữa. Không ngoa khi nói rằng, hiện một bộ phận rất nhỏ nữ sinh sẵn sàng “bán tình” - theo cách nói của “ét-vê”.
Nhìn phong cách sành điệu của Bình thì ai cũng biết anh là con nhà giàu. Lan giới thiệu Bình hiện là sinh viên năm thứ hai trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Thời gian “cưa cẩm” chỉ một tuần. Nhưng những đồ Bình tặng Lan lại tỉ lệ nghịch với khoảng thời gian ngắn ngủi ấy. Nào là váy áo, phấn son cho đến điện thoại di động, máy nghe nhạc số… Chẳng mấy chốc gia tài của Lan được bổ sung toàn thứ đắt tiền.
Lan tự hào với đám bạn nghèo cùng phòng trong ký túc xá về đẳng cấp hàng hiệu của người yêu. Từ một cô gái giản dị, mộc mạc mới ngày nào còn chân ướt chân ráo vào phòng giờ đã trở thành dân sành điệu.
Câu chuyện của Lan lúc nào cũng xoay quanh “thời trang, hàng hiệu”. Nhìn ai đó mang hình ảnh mình của ngày xưa thì cô tỏ ra rất khó chịu, bực bội. Chỉ thương mẹ Lan (là giáo viên tiểu học ở quê) hàng tháng chắt chiu gửi tiền cho con gái ăn học. Vậy mà, khi mẹ ra thăm cô tỏ vẻ khó chịu với sự “quê mùa” của mẹ!
Thế nhưng, chuyện tình này cũng chóng vánh đi đến hồi kết. Đã một tuần nay, Lan bỏ ăn uống. Bạn trai cô đã cao chạy xa bay sau khi đã “ong bướm chán chường”.
Anh ta nói lời từ biệt với lý do Anh không còn yêu em nữa và không quên đòi lại tất cả những món đồ “tình phí” trước đó (thực ra anh ta không phải là sinh viên mà là kẻ không nghề lêu lổng).
Đến khi anh ta hiện nguyên hình là Sở Khanh, Lan mới hiểu thế nào là giá trị của tình yêu chân thành. Ân hận, day dứt và xấu hổ với bạn bè, Lan không dám tâm sự cùng ai. Thế nhưng, chuyện này lan nhanh trong “cư dân” ký túc xá.
Một bộ phận sinh viên hiện đang bị sức mạnh đồng tiền mê hoặc. Tình yêu với họ không còn vẹn nguyên sự chân thành, chung thủy và trong sáng tự nhiên nữa. Không ngoa khi nói rằng, hiện một bộ phận rất nhỏ nữ sinh sẵn sàng “bán tình” - theo cách nói của “ét-vê”.
No comments:
Post a Comment