Tình yêu hiện nay vội vàng hơn, gấp gáp hơn và cũng thực dụng hơn. Quan niệm “chơi tới bến” hiện đang là mốt và dĩ nhiên chuyện “vượt rào”, “ăn cơm trước kẻng” cũng trở nên bình thường trong suy nghĩ của những người đang yêu, chưa yêu mà nhất là giới trẻ.
Hậu quả khó lường
Đ., sinh viên thuộc một trường của ĐH Quốc gia TPHCM, đã một lần lầm lỡ. Chia tay, đến với người thứ hai, cô quan niệm “còn gì nữa đâu mà giữ” để rồi phải bảo lưu việc học mà cưới gấp vì “kết quả” của việc “ăn cơm trước kẻng” với một nam sinh viên cùng trường.
Thế nhưng từ ngày hay tin người yêu có em bé, anh chàng tỏ ra khá hờ hững với Đ., những cuộc điện thoại thâu đêm không còn. Chàng sinh viên phải cưới vợ chỉ vì trách nhiệm, trong khi gia đình hết sức miễn cưỡng với cuộc hôn nhân này của cậu con trai.
Giới trẻ đang chuộng kiểu “sống thử” trước hôn nhân. Đó là vấn đề không còn mới trong xã hội VN hiện nay mà báo chí cũng đã tốn nhiều giấy mực. Sống thử không hợp thế là chia tay, họ không cần biết điều gì xảy ra sau đó. Người ta dẫn ra nhiều nguyên nhân khác nhau, song, tựu trung là do ảnh hưởng phong cách sống phương Tây. Phải chăng cũng vì “thử” trước mà nạn phá thai ngày càng gia tăng?
Nhiều cô gái, còn rất trẻ, thậm chí chưa đủ kiến thức về tình yêu và cách yêu nhưng nạo phá thai thì lại rành. Đến khi tìm được tình yêu đích thực muốn sinh con thì đã quá muộn vì không còn khả năng làm mẹ. Đó lại là một trong những nguyên nhân để người chồng tìm đến người phụ nữ khác khiến cho gia đình tan vỡ.
Không phải “cho” mới là yêu
Tuy nhiên, không phải tất cả đều có quan niệm yêu là “cho”. Nhiều bạn gái vẫn giữ được truyền thống Á Đông: “nguyên vẹn đến ngày cưới”. Có lẽ nhiều người cho rằng như vậy là cổ lỗ, không hợp thời. Thời gian là vàng là bạc, tuổi trẻ phải biết tranh thủ mà hưởng thụ, song, tùy vào quan niệm của mỗi người mà yêu và cách yêu sẽ khác. Đôi khi chỉ cần một cái nắm tay, một cái nhìn trìu mến là đủ. Không phải “cho” mới là tình yêu đích thực mà tình yêu đích thực biểu hiện ở sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
Lối sống phương Tây có nhiều khác biệt so với quan niệm của người Á Đông, cho dù đây là thời buổi hội nhập, nhưng không vì thế mà mù quáng, phải biết “gạn đục khơi trong” trong cách tiếp nhận văn hóa. Thiết nghĩ, tình yêu “gìn giữ” đó mới là cơ sở để tạo dựng một gia đình hạnh phúc thật sự.
Người đàn ông, phần lớn, sẽ không tôn trọng người phụ nữ mà họ từng yêu khi họ đã biết tường tận “đường đi, lối về”. Rất nhiều cô gái đã bị bỏ rơi sau giây phút vội vàng ấy. Nếu đến được với hôn nhân cũng không hạnh phúc và tất yếu cũng sẽ dẫn tới những kết quả đau buồn khác. Và trong bất cứ trường hợp nào người phụ nữ chắc chắn cũng sẽ chịu nhiều thiệt thòi nhất.
Yêu như thế nào và cách yêu thể hiện ra sao là tùy vào quan điểm của mỗi cá nhân. Đôi khi cũng phụ thuộc nhiều vào gia đình, môi trường xã hội. Song với tình yêu, xin đừng Tây hóa!
Hậu quả khó lường
Đ., sinh viên thuộc một trường của ĐH Quốc gia TPHCM, đã một lần lầm lỡ. Chia tay, đến với người thứ hai, cô quan niệm “còn gì nữa đâu mà giữ” để rồi phải bảo lưu việc học mà cưới gấp vì “kết quả” của việc “ăn cơm trước kẻng” với một nam sinh viên cùng trường.
Thế nhưng từ ngày hay tin người yêu có em bé, anh chàng tỏ ra khá hờ hững với Đ., những cuộc điện thoại thâu đêm không còn. Chàng sinh viên phải cưới vợ chỉ vì trách nhiệm, trong khi gia đình hết sức miễn cưỡng với cuộc hôn nhân này của cậu con trai.
Giới trẻ đang chuộng kiểu “sống thử” trước hôn nhân. Đó là vấn đề không còn mới trong xã hội VN hiện nay mà báo chí cũng đã tốn nhiều giấy mực. Sống thử không hợp thế là chia tay, họ không cần biết điều gì xảy ra sau đó. Người ta dẫn ra nhiều nguyên nhân khác nhau, song, tựu trung là do ảnh hưởng phong cách sống phương Tây. Phải chăng cũng vì “thử” trước mà nạn phá thai ngày càng gia tăng?
Nhiều cô gái, còn rất trẻ, thậm chí chưa đủ kiến thức về tình yêu và cách yêu nhưng nạo phá thai thì lại rành. Đến khi tìm được tình yêu đích thực muốn sinh con thì đã quá muộn vì không còn khả năng làm mẹ. Đó lại là một trong những nguyên nhân để người chồng tìm đến người phụ nữ khác khiến cho gia đình tan vỡ.
Không phải “cho” mới là yêu
Tuy nhiên, không phải tất cả đều có quan niệm yêu là “cho”. Nhiều bạn gái vẫn giữ được truyền thống Á Đông: “nguyên vẹn đến ngày cưới”. Có lẽ nhiều người cho rằng như vậy là cổ lỗ, không hợp thời. Thời gian là vàng là bạc, tuổi trẻ phải biết tranh thủ mà hưởng thụ, song, tùy vào quan niệm của mỗi người mà yêu và cách yêu sẽ khác. Đôi khi chỉ cần một cái nắm tay, một cái nhìn trìu mến là đủ. Không phải “cho” mới là tình yêu đích thực mà tình yêu đích thực biểu hiện ở sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
Lối sống phương Tây có nhiều khác biệt so với quan niệm của người Á Đông, cho dù đây là thời buổi hội nhập, nhưng không vì thế mà mù quáng, phải biết “gạn đục khơi trong” trong cách tiếp nhận văn hóa. Thiết nghĩ, tình yêu “gìn giữ” đó mới là cơ sở để tạo dựng một gia đình hạnh phúc thật sự.
Người đàn ông, phần lớn, sẽ không tôn trọng người phụ nữ mà họ từng yêu khi họ đã biết tường tận “đường đi, lối về”. Rất nhiều cô gái đã bị bỏ rơi sau giây phút vội vàng ấy. Nếu đến được với hôn nhân cũng không hạnh phúc và tất yếu cũng sẽ dẫn tới những kết quả đau buồn khác. Và trong bất cứ trường hợp nào người phụ nữ chắc chắn cũng sẽ chịu nhiều thiệt thòi nhất.
Yêu như thế nào và cách yêu thể hiện ra sao là tùy vào quan điểm của mỗi cá nhân. Đôi khi cũng phụ thuộc nhiều vào gia đình, môi trường xã hội. Song với tình yêu, xin đừng Tây hóa!
No comments:
Post a Comment