Friday, August 29, 2008

Hãy xem lại lời nói và việc làm của mình

Khi ngồi một mình vào lúc đêm khuya; hoặc khi ở trong rừng,trên bãi biển, thậm chí ngay cả khi ở trong quán cà phê, bạn hãy tự xem lại mình. Điều đó cũng có nghĩa là khi bạn đã bình tĩnh, bạn sẽ thấy mình rõ hơn. Mặt hồ có phẳng lặng thfi bạn mới nhìn thấy bóng mình,khi bạn bình tĩnh thì mới thấy được ngày hôm nay bạn đã làm gì.
Có người nói con người hiện đại có thêm một niềm tự tin, nhưng lại thiếu mất một loại tinh thần “tự tỉnh” (kiểm điểm, xem xét lại mình). Đa số người chỉ thích được người khác khen ngợi, nhưng lại rất ít người thật sự xem xét lại mình. Trong những người còn đi học, thầy giáo thường bảo chúng tôi: “cần phải thường xuyên tự kiểm điểm, tự phê bình và điều này rất có giá trị”.
Cái gọi là “tự tỉnh”, tức là xem xét lại mình, xem lại lời nói và việc làm của mình, có gì sai, có gì cần phải sửa không.Người ta tại sao cần phải tự tỉnh? Lý do không ngoài hai nguyên nhân sau:
1. nguyên nhân chủ quan: con người không thể thập toàn thập mỹ, nói chung thường có khiếm khuyết về cá tính, hoặc thiếu sự hiểu biết, nhất là những người trẻ tuổi kinh nghiệm giao tiếp ngoài xã hội còn bị thiếu, vì thế họ thường có những lời nói không đúng hoặc những việc làm sai, đắc tội với người khác.

2. nguyên nhân khách quan: trong cuộc sống thực tế, rất nhiều người chỉ muốn nói những lời hay nên nhiều khi nhìn thấy người khác làm những việc không đúng hoặc nói không đúng cũng cố ý không bảo ban. Vì thế các bạn trẻ cần phải thường xuyên xem xét lại những lời mình nói và những việc mình làm.

Tăng tử nói: “Ngộ nhật tam tỉnh ngộ thân” (mỗi ngày tôi phải sửa mình 3 lần). Nếu bạn cảm thấy không có thời gian để mỗi ngày xem xét lại mình ba lần, thì hãy cố gắng mỗi ngày một lần hoặc hai ngày một lần cũng được, nhưng phải thường xuyên.
vậy hàng ngày bạn cần phải xem xét lại điều gì? Có phải là cứ khi nào bạn mất vui hoặc khó chịu hay không? Câu trả lời là không, bạn hãy xem xét lại mình về các mặt sau:

1. Giao tiếp: Hôm nay bạn có nói hay làm gì làm ảnh hưởng tới quan hệ giao tiếp của bạn không? Hôm nay trong lúc tranh luận bạn có chỗ nào không đúng? Có nói gì quá đáng không? Người nào đó không thích mình là vì sao?

2. Phương pháp làm việc: Hôm nay việc mình làm, mình giải quyết như thế có thích hợp không? Làm thế nào để có thế tốt hơn...

3. Tiến trình của cuộc sống: Xem lại mình cho tới nay đã làm được những gì, có tiến bộ gì không? Mình đã làm được bao nhiêu để đạt được mục tiêu?

Nếu bạn kiên trì thường xuyên xem xét lại mình theo ba mặt trên đây, nhất định bạn có thể sửa được những lời nói và việc làm của mình, bạn sẽ nắm vững phương hướng và nhất định sẽ không ngừng tiến bộ.
vậy những người không chịu tự xem xét lại mình thì sẽ có tác hại thế nào?
Đương nhiên, những người không chịu tự xem xét loại mình cũng không nhất định là người thất bại. Nhưng bạn làm thế nào để biết rằng người đó không tự xem xét lại mình?
những nhà chính trị ,quân sự vĩ đại đều có thói quen xem xét lại mình, vì chỉ có tự xem xét lại mình mới không mất phương hướng, mới không làm hỏng việc. Chúng ta đều là những phàm phu tục tử, sự hiểu biết vốn đã không thể bằng được các ‘vĩ nhân” vì thế việc tự xem xét lại mình lại càng quan trọng. Nếu có thể được, bạn nên coi việc tự xem xét lại mình là việc hàng ngày bạn nên làm.
Vậy mỗi người cần phải tự xem xét lại mình như thế nào?
thực tế cho biết, việc tự xem xét lại mình có thể ở bất cứ nơi nào, thời gian nào, cũng chẳng câu nệ vào một hình thức nào. Tuy nhiên, khi đang bận rộn thì khó có thể tự xem xét lại mình được vì tình cảm sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của việc xem xét tự sửa mình. bạn có thể tự xem xét lại mình vào những lúc đêm khuya khi có một mình, hoặc ở trong rừng, hay ngoài bãi biển,ở quán cà phê v.v... những lúc có một mình bạn.Còn phương pháp tự xem xét lại mình thì tuỳ từng người. Có người viết nhật ký, có người ngồi lặng thinh lim dim mắt suy nghĩ lại những lời nói, việc làm của mình. Bất kể là phương pháp gì, chỉ cần có kết quả là được. Tự xem xét lại mình cũng không nên làm cho có vẻ hình thức, hàng ngày có vẻ như đang xem xét lại mình, nhưng chẳng tìm ra được vấn đề gì, thậm chí không biết sai đúng thế nào, nếu vậy cần phải xem lại. Bạn muốn có thói quen tự xem xét lại mình không? Bạn cần phải sớm bồi dưỡng thói quen này, đó là một phương pháp có thể giúp bạn sửa chữa những sai lầm thiếu sót, giúp bạn kiểm điểm trước mặt mọi người và cũng chẳng tốn kém một xu nào. Vậy tại sao bạn lại không làm? Người ta không phải là thánh hiền, sai lầm không đáng sợ, chỉ sợ không dám sửa,muốn đề cao mình, mỗi người đều có hai cách: Một là học tập để nâng cao mình, hai là tự mình phải xem xét lại mình để nâng cao mình. Cách thứ nhất hầu như mọi người đều biết, còn cách thứ hai thì thường bị người ta coi thường. Kỳ thực những nhân vật vĩ đại, những người thành công từ xưa tới nay ở trong nước cũng như ở nước ngoài đều là những người do không ngừng học tập và không ngừng xem xét lại mình mà thành đạt. Nếu không có sự kiểm điểm và sửa chữa thì người ta khó có thể trở thành vĩ đại được. Muốn biến tri thức có ích trở thành máu thịt của mình, trở thành bộ óc để chỉ huy lời nói, việc làm của mình thì có thể thực hiện được bằng cách tự xem xét lại mình. Tự xem xét lại mình không phải là thiên bẩm mà là do có ý thức tự bồi dưỡng mà có.

Hãy chủ động trong mọi vấn đề

Ý thức chủ động tấn công không những có thể khiến cho những nhân vật vĩ đại làm được những việc kinh thiên động địa, cũng là cái cách lập thân của những người bình thường trong cuộc sống hàng ngày, trong công việc và trong giao dịch cần phải biết, mà nó còn làm cho giá trị của mỗi người được xác nhận, khiến người khác nhất là những kẻ xấu không dám coi thường mình.
chuyện kể rằng có một nhà tâm lý học rất khôn ngoan, trước lúc đưa đứa con gái nhỏ của mình đến lớp học, ông ta đã dạy cho đứa con một bí quyết rất cần thiết cho việc học tập và sinh hoạt của nó ở trường. Nhà tâm lý học chở con đến trường, trước khi đứa bé xuống xe để vào trong trường ông đã căn dặn con khi ở trong lớp học cần phải thường xuyên giơ tay... nhất là khi con muốn đi vệ sinh lại cần phải như vậy. Đứa bé đã thật sự tuân theo lời bố dặn, không chỉ khi em cần thiết mới giơ tay, mà ngay cả khi thấy cô giáo đưa ra câu hỏi em cũng là người giơ tay đầu tiên, bất kể là không hiểu hoặc không trả lời được. Ngày nọ nối tiếp ngày kia, thầy cô giáo tự nhiên có ấn tượng sâu sắc đối với cô học trò nhỏ tuổi mà hay giơ tay này. Bất kể em giơ tay để đưa ra câu hỏi hoặc để trả lời câu hỏi, các thầy cô giáo đều ưu tiên em đuợc phát biểu. Lâu dần nhờ những ưu tiên mà không được mọi người chú ý đó đã làm cho em tiến bộ hơn hẳn các bạn cùng lớp về mặt học tập cũng như các mặt khác nữa và em cũng đã tự khẳng định được mình.
Năng giơ tay quả là bí quyết mà nhà tâm lý học đã truyền thụ cho đứa con bé bỏng của mình.
Quan niệm về năng giơ tay mà người cha thông minh đã chỉ dạy cho đứa con của mình trong câu chuyện trên đây, chính là thái độ tích cực chủ động của những người thành công.Muốn thành công cần phải chủ động. Mọi sự tự ti, rụt rè không dám tiến lên hoặc những hành vi do dự không dám quyết chỉ có thể làm cho nhân cách của người ta bị thui chột và thất bại trong việc xử thế làm người. Chúng ta thường vì sĩ diện hoặc sợ bị từ chốí hoặc sợ bị phê bình hoặc vì nhiệt tình của mình thường hay bị đối phương đáp lại một cách lạnh nhạt mà khiến mình nhụt chí, không dám tích cực chủ động nữa, nhưng nếu chúng ta hăng hái tích cực chủ động hơn một chút cũng có thể gạt bỏ được những suy nghĩ lo lắng tiêu cực.
Vì vậy chúng ta hãy gạt bỏ những hoài nghi vô vị hãy đơn giản hơn một chút, hãy nhiệt tình thêm một chút nắm chắc sức mạnh tích cực chủ động, bất kể việc gì cũng hăng hái, chủ động hơn trong việc giúp đỡ người khác thì những thành công sẽ sớm đến với chúng ta.

Chí tiến thủ là một đức tính quý báu, nó có thể thúc đẩy người ta làm những việc người ta cần làm mà không phải rơi vào trạng thái bị động tiếp nhận nhiệm vụ. Bạn có thể đặt câu hỏi thế nào mới được coi là có ý chí tiến thủ?
Chí tiến thủ chính là chúng ta chủ động làm những việc mình nên làm, không phải chờ người khác giao việc mới làm,thấp hơn một bậc so với việc mình chủ động làm, tức là khi có người bảo với bạn là nên làm việc gì, bạn không do dự, đi làm ngay.
Còn một loại thấp hơn nữa, tức là người lơ mơ chẳng biết chủ động làm bất cứ việc gì, chỉ khi có người thúc giục họ mới miễn cưỡng làm cái việc đáng lẽ họ phải làm từ lâu rồi. Loại người này thì suốt đời khổ sở chẳng làm nên trò trống gì, nhưng họ lại luôn oán thán số mình không may.
Còn một loại người tồi tệ hơn nữa, loại người này căn bản chẳng biết mình nên làm việc gì, ngay cả khi có người bảo với họ là đi làm việc đó, họ cũng không biết cách phải làm như thế nào, hoặc ngay cả khi có người nhiệt tình chỉ bảo dìu dắt kèm cặp mà họ cũng không làm được. Cuộc sống của loại người này thật bi đát, thất nghiệp luôn luôn rình rập bên cạnh họ, và họ cũng rất dễ bị người ta coi thường, trừ phi anh ta có ông bố, bà mẹ lắm tiền nhiều của, nhưng dù có được như vậy đi chăng nữa thì Thượng đế cũng vẫn đang cầm cái gậy đứng đợi anh ta ở chỗ rẽ của quãng đường.
Bạn hãy so sánh xem bạn thuộc loại người nào trên đây nhé.
nếu bạn muốn có thành tựu, trở thành người thành công, trước hết bạn hãy làm một người mạnh mẽ, có chí tiến thủ. Mà muốn trở thành người có chí tiến thủ thì trước hết bạn cần phải khắc phục thói quen lề mề, gạt nó khỏi cá tính của bạn, vứt vào sọt rác. Thói quen xấu đó đã bám vào bạn từ năm ngoái, từ tháng trước hoặc từ mười mấy năm trước đây đã khiến những việc mà bạn đáng lẽ phải hoàn thành từ ngày đó phải kéo dài tới tận bây giờ. Nếu bạn không loại bỏ những thói quen xấu đi thì bạn chẳng làm được trò trống gì. Muốn khắc phục thói quen lề mề, có một cách rất đơn giản, đó là:
1. Mỗi ngày phải làm một việc gì đó thật rõ ràng không cần phải chờ đợi người khác chỉ bảo mà vẫn có thể hoàn thành một cách xuất sắc, tích cực.
2. Tích cực tìm tòi, mỗi ngày ít nhất phải tìm ra được một việc làm có ích cho người khác, mà không phải vì có được thù lao.
3. Mỗi ngày ít ra cũng nói được cho một người biết về lợi ích của việc tích cực chủ động làm việc. Cho dù một việc gì đó vốn không có thật, nhưng nếu cứ liên tiếp nhắc đi nhắc lại thì rồi cuối cùng người ta cũng phải tin là có thật.
Vì thế cần phải tạo cho mình có thói quen tích cực tiến thủ ở mọi nơi, mọi lúc “tiến thủ trong nói chuyện, tiến thủ trong ăn uống, tiển thủ trong suy nghĩ, tiến thủ trong lúc ngủ, và tích cực tiến thủ trong việc làm”. Không nên cho rằng đó chỉ là hư trương thanh thế, mà nó ảnh hưởng rất lớn đối với bạn, giúp bạn trở thành người có chí tiến thủ mạnh mẽ.
Hầu như những người thành công đều có thói quen chủ động trong mọi công việc. Thông thường có một số người luôn luôn cảm thấy mình bị động, bị người khác chèn ép, mà có biết đâu rằng tình thế bị động đó là do tự mình tạo ra. Nếu bạn chủ động trong mọi việc, làm trước mọi việc, nghĩ trước mọi vấn đề thì bạn sẽ thoát khỏi tình thế bị động. Còn nếu cứ ỷ lại vào người khác, bạn sẽ luôn ở thế bị động. Vì thế nếu bạn muốn trở thành người có quyền quyết định, bạn cần phải có ý thức tăng cường khả năng kiểm soát của mình, việc gì cũng phải nghĩ trước làm trước, để thật sự có thói quen chủ động trong mọi vấn đề.

Hãy biết đổi mới

Cuộc sống nhiều khi biết rõ đã ở vào “ ngõ cụt” rồi ,nhưng vẫn có những người không biết lối ra cứ loay hoay mãi ở trong “ngõ cụt” mà chẳng thu được kết quả gì. Giả dụ họ biết nhận thức mới thì tình hình có thể sẽ khác đi nhiều.

Trong cuộc sống bình thường, chúng ta thường hay quanh đi quẩn lại vẫn là những bước đi đơn điệu, có thể vì thế mà chúng ta trước sau vẫn cứ quanh quẩn mãi một chỗ, cuộc sống của chúng ta cũng vì thế cứ bình thản trôi đi không có những thay đổi tốt đẹp hơn. Tại sao vậy? Có một nhà xã hội học đã thẳng thắn chỉ ra rằng:’’Một người mà không có ý thức đổi mới thì cuộc sống của họ sẽ vĩnh viễn không thể thay đổi được, một xã hội không có ý thức sáng tạo mới thì xã hội đó vĩnh viễn không thể thay đổi cuộc sống thì cần phải biết đổi mới’’.
Tôi đã từng gặp và trao đổi với một số người buôn bán nhỏ, tôi phát hiện ra rằng họ rất thiểu ý thức đổi mới. Họ bảo với tôi là: “Bây giờ buôn bán khó khăn chẳng kiếm được bao nhiêu, không còn như trước kia “. Tôi hỏi họ: “ Bây giờ cạnh tranh gay gắt, những người cùng kinh doanh một mặt hàng quá nhiều, lợi nhuận lại rất thấp “. Tôi khuyên họ: “Có thể chuyển sang kinh doanh ngành nghề hoặc mặt hàng khác, nếu cố gắng thì vẫn có thể thành công”. Họ tỏ vẻ ngỡ ngàng, tôi tiếp tục nhấn mạnh: “Nếu ngành nghề hiện nay không thể tiếp tục được nữa, sao không dứt khoát chuyển sang ngành khác”. Có người lập tức cười gượng nói: “Việc buôn bán bây giờ đều khó khăn như nhau cả, ngành nào cũng vậy cả thôi “. Tôi lại nói : “ Các ông, các bà chưa làm tại sao biết là ngành nào cũng thế cả thôi?, nếu việc buôn bán hiện tại không thể kiếm được tiền nữa mà cứ tiếp tục làm thì chẳng hoá ra các ông các bà làm công không à? “. Mặc dù ra sức động viên nhưng họ vẫn cố chấp cho rằng, nếu tìm cách chuyển sang kinh doanh cái khác thì rất khó và họ không có ý định chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác.
Có nhiều người đã từng thất bại trong một số lĩnh vực, nhưng lại không biết thay đổi phương thức hoặc phương hướng. Tuy họ đang phải vất vả vật lộn với công việc, thế nhưng họ lại không muốn thay đổi hiện trạng. Cuộc sống cuả người ta là như vậy, nhiều khi biết rõ là mình đang ở trong “ ngõ cụt “, nhưng vẫn không biết cách tìm lối thoát ra, vẫn cứ quanh quẩn vật lộn mãi ở trong “ ngõ cụt “ mà chẳng thu được kết quả gì. Nếu họ có ý thức đổi mới thì rất có thể tình hình sẽ khác đi nhiều.
Có những người mặc dù chỉ buôn bán nhỏ, nhưng vì năng động, dám đổi mới nên họ đã thành công. Khi hỏi đến kinh nghiệm kinh doanh của một trong số những người đó, họ khiêm tốn cho rằng việc họ làm chẳng đáng gọi là kinh nghiệm. Họ nói: “Tôi chỉ thích làm những ngành nghề càng ít người kinh doanh càng tốt, vì ít người kinh doanh thì lợi nhuận sẽ nhiều hơn, còn hễ thấy ngành nghề mình đang làm hầu như không còn có thể kiếm ăn được nữa thì tôi chủ động rút lui kinh doanh mặt hàng khác thích hợp với mình. Thật ra bất cứ ngành nghề nào cũng vậy, khi mới bắt đầu số người kinh doanh còn ít nên có thể kiếm được nhiều tiền, sau lâu dần số người tham gia vào ngành nghề đó ngày một nhiều thì lợi nhuận sẽ ít dần, vì thế tôi luôn thay đổi ngành nghề. Do đó thành công của tôi cũng chính là nhờ ý thức đổi mới, thích kinh doanh những ngành nghề mới mà chưa có ai làm hoặc có ít người làm “.
Thật vậy, ý thức đổi mới đã giúp người ta thành công trong lĩnh vực kinh doanh cuả mình. Vì vậy bạn hãy chủ động, tích cực đổi mới đi! Hãy để cho ý thức đổi mới làm cho cuộc sống của chúng ta có nhiều sức sống hơn! Vì chúng tôi tin rằng người có ý thức đổi mới và biết đổi mới sẽ có cuộc sống tươi đẹp hơn.
Có đầu óc sáng tạo sẽ tạo ra cuộc sống mới, môi trường mới, cơ hội mới. Bất kể là làm việc gì cũng phải có tư duy mới, tư tưởng mới, phương pháp mới để xem xét vấn đề, không nên bị ràng buộc bởi những tập quán tư duy truyền thống, thói quen lười biếng và tầm thường. Muốn thay đổi số phận của mình thì cần phải biết phá bỏ những thói quen xấu và không ngừng hình thành ý thức tìm tòi cái mới. Thành công nào cũng là do kết quả của việc tìm ra cái mới.