Sunday, August 26, 2007

Nghệ thuật ăn uống

Ăn 3 bữa một ngày từ lâu đã trở thành thói quen của hầu hết tất cả mọi người. Tuy nhiên, ăn như thế nào, ăn bao nhiêu và ăn khi tâm trạng thế nào là những điều đáng phải lưu ý để có một cơ thể khoẻ mạnh.

Bữa tối đối với nhiều người là bữa ăn đoàn tụ gia đình sau một ngày làm việc mệt mỏi. Tuy nhiên, rất nhiều nhà khoa học cho rằng, bữa ăn thứ ba trong ngày là quá sức đối với cơ thể, khiến con người nhanh già. Theo ý kiến của họ, bữa sáng là không thể bỏ, bữa trưa phải ăn nhiều, còn bữa tối thì nên ăn kiêng.

Ăn bao nhiêu thì đủ? Điều này tùy thuộc vào từng cá nhân. Tuy nhiên, nên nhớ rằng: bạn cần phải biết dừng lại khi bạn còn chưa cảm thấy chán. Điều đó rất tốt, giúp bạn sống lâu và không mắc các bệnh về tiêu hóa.

Nhai kỹ thức ăn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc ăn uống. Nó giúp bạn tránh được rất nhiều bệnh về dạ dày. Đồng thời, nhai kỹ giúp cho tiêu hóa tốt hơn và có thế lấy hết các chất có lợi từ thức ăn.

Không nên uống nước trong khi ăn. Chúng ta chỉ nên ăn những thực phẩm chứa một lượng nước vừa phải, để hệ thống tiêu hóa làm việc bình thường. Uống nhiều nước khi ăn sẽ làm hỏng dịch vị và phá hủy chức năng của dịch vị. Tốt nhất chỉ nên uống nước 1 tiếng trước khi ăn và sau khi ăn.

Khi ăn, bạn cần tạo cho mình tâm trạng tốt, không vội vã. Không nên tranh cãi hoặc quyết định những vấn đề lớn trong lúc ăn. Bàn ăn không phải là chỗ để bạn trút những bực bội, lo lắng. Các nhà khoa học cho rằng, ăn khi bực bội hoặc buồn phiền sẽ là liều thuốc độc cho cơ thể.

TH8X theo Hường Anh/tv.ukr

Anh là ai?

Anh ấy là người mà tôi nghĩ đến đầu tiên mỗi sáng thức dậy, 3 lần một tuần.
Anh ấy là người tôi mong nhận được tin nhắn nhất, dù chỉ có một chữ.
Anh ấy là người thể hiện tình cảm với tôi rõ ràng nhất.
Anh ấy có đôi môi thật quyến rũ... nhưng lại là chuyên gia lấy trộm nụ hôn của tôi.

Anh ấy đẹp trai bình thường thôi. Nhưng tôi chưa thấy ai hơn anh ấy.
Anh ấy vô duyên. Nhưng quyến rũ tôi.
Anh ấy dốt văn. Nên toàn hành động.

Anh ấy...
Là người tôi hay "đì đọt" nhất.
Là người tôi muốn "giết" nhất.
Là người tôi muốn Yêu nhất...
Là người tôi chia tay nhiều nhất. Rồi quay lại bằng số lần chia tay.
Là người dạy tôi cách quan tâm đến người yêu!

Anh ấy không bình thường, vì luôn đặc biệt với tôi.
Anh hay thể hiện những thứ quái dị kinh điển.
Thỉnh thoảng tôi cũng thích.
Đôi khi không chấp nhận được.
Anh đối xử với tôi rất tàn nhẫn, ít khi quan tâm, nhưng lại cấm đoán tôi nhiều thứ.
Anh chẳng bao giờ tự nhiên tặng quà cho tôi. Tôi không ý kiến.

Anh ấy vụng về. Có lẽ mai sau tôi sẽ rất vất vả. Nhưng anh chẳng bao giờ giấu tôi cái gì. Anh hay nói ngược những gì mình nghĩ. Tôi biết thừa. Anh còn hay đánh trống lảng mỗi khi bị tôi bắt lỗi.

Anh ấy thật khó chịu. Thế mà tôi vẫn chịu khó ở bên anh ấy.
Anh ấy lãng mạn giả vờ, trong khi tôi lại là người thật lãng mạn.
Anh ấy có lỗi với tôi rất nhiều. Tôi cũng thế. Tôi đang thích nghi với anh ấy.
Tôi phải coi sự tàn nhẫn của anh ấy là tên gọi khác đi của cái mà người ta gọi là Yêu.

Tôi phải học cách nói ngược.
Học cách trả đũa.
Học cách giả vờ.
Tôi ít lãng mạn dần.
Tôi học cách kiềm chế, để tránh suy nghĩ "đập chết" anh ấy mỗi khi điên lên.
Nhưng tôi chưa bao giờ kiềm chế yêu anh ấy.
Tôi nhạy cảm và né đòn anh ấy nhanh hơn. Tôi căm thù anh ấy.
Căm thù có phải là đỉnh điểm của tình yêu không?

Anh ấy nên lãng mạn hơn để được tôi yêu chứ nhỉ!
Anh ấy nên nhắn tin cho tôi vào mỗi sáng thức dậy!
Anh ấy nên hỏi tôi đang làm gì? với ai? ở đâu?
Anh ấy nên học cách yêu tôi!

Anh ấy thật không hoàn hảo!
Không có duyên. Nhưng nợ nhiều quá.
Dù sao cũng không nên bỏ một người như anh ấy.
Nên ở bên anh ấy, hướng anh ấy đến sự hoàn hảo chứ! Tôi đành chấp nhận vậy.
Anh ấy thật may mắn!
Nhưng...
... Anh ấy là ai?

VTC News

Saturday, August 11, 2007

Kỹ sư về hưu

Một kỹ sư giỏi đến mức ông được nhận một giải thưởng đặc biệt vì sửa chữa được tất cả mọi thứ liên quan đến máy móc. Sau khi làm việc trong công ty chừng hơn 30 năm, ông vui vẻ về hưu.

Nhiều năm sau, công ty lại liên lạc lại với ông vì một chiếc máy trị giá nhiều triệu đô-la của công ty bỗng dưng hỏng. Dù đã thử đủ mọi cách, nhờ đủ mọi người mà không ai phát hiện ra máy hỏng ở chỗ nào. Nỗ lực trong tuyệt vọng, họ gọi điện đến nhờ người kỹ sư già. Ông già quyết định nhận lời.

Ông dành cả ngày nghiên cứu cỗ máy khổng lồ đó. Đến cuối ngày, ông lấy phấn đánh dấu một chữ “x” nhỏ lên một bộ phận đặc biệt của cỗ máy và tự hào tuyên bố: “Tôi đã tìm ra chỗ trục trặc”.

Bộ phận bị hỏng nhanh chóng được thay thế và cỗ máy lại chạy ngon ơ. Một ngày sau, công ty nhận được hoá đơn tiền công 50.000 đô-la từ người kỹ sư già. Choáng váng, giám đốc công ty bèn yêu cầu ông giải trình cụ thể từng khoản một.

Người kỹ sư già bình thản đáp:
- Phấn: 1 USD
- Phát hiện ra chỗ để vạch phấn: 49.999 USD.

Thế đấy bạn ạ, kinh nghiệm và năng lực của bạn là những thứ khó có thể tính đếm, giải trình, nắm bắt, nhưng lại là thứ vô cùng quý giá

Can you speak Vietnamese?

Câu chuyện công chúa và hoàng tử qua lời kể của học trò.

Giáo viên dạy Anh văn nói với một giáo viên khác:

- Tôi không thể chịu nổi sao lại có đứa học trò như thế này. Chuyện là tôi có ra một bài làm kể một câu chuyện ngắn bằng tiếng Anh, rồi nó kể câu chuyện về hoàng tử và công chúa.

Giáo viên kia thắc mắc:

- Vậy có gì không ổn?

Giáo viên Anh văn đáp:

- Không ổn là bài làm nó như thế này: Hoàng tử và công chúa gặp nhau tại lâu đài. Hoàng tử hỏi: "Can you speak Vietnamese?". Công chúa trả lời: "Sure". Thế là sau đó nó toàn viết bằng tiếng Việt hết.

Lập trình cũng giống sex

Chỉ cần một sai lầm nhỏ, bạn sẽ phải hỗ trợ "nó" suốt đời.

Một khi đã bắt đầu, bạn chỉ có thể dừng khi đã kiệt sức.

Chỉ một đối tác có kinh nghiệm mới thực sự đánh giá cao những cố gắng của bạn.

Nhiều người cảm thấy chẳng có gì phải xấu hổ nếu họ thiếu kinh nghiệm trong chuyện đó.

Bạn có thể thực hiện vì tiền hoặc chỉ để giải trí.

Đây không phải là đề tài phù hợp để bàn trong bữa tối.

Khi còn đi học, bạn không được trang bị đầy đủ kiến thức về chuyện đó.

Một số người giỏi lĩnh vực này như một khả năng bẩm sinh.

Chỉ một lỗi nhỏ cũng đủ làm tiêu tan mọi thứ.

Mọi người hành động như thể họ là người đầu tiên tiếp cận với một phương pháp mới.

Mọi chuyện sẽ diễn ra không trơn tru nếu bạn say rượu, nhưng bạn lại có xu hướng muốn thực hiện trong tình trạng đó.

Liên tục bị người khác can thiệp.

Chương trình bảo vệ sức khoẻ bắt buộc

Trên một chuyến tàu, cuộc trò chuyện chuyển sang nói về những thói quen tốt và xấu trong việc gìn giữ sức khỏe. Một anh chàng béo tốt hồng hào thao thao bất tuyệt về đề tài này.

- Hãy nhìn tôi đây! - Anh ta nói. - Chưa bao giờ tôi bị ốm cả, và tất cả là do ăn uống đơn giản.

- ???

- Tại sao ư? Thưa các ông! - Anh ta tiếp. Từ lúc 20 tuổi cho đến 40 tôi sống một cuộc sống hết sức đơn giản bình thường - không muộn giờ, không quá độ. Mọi ngày, kể cả mùa đông và mùa hè, tôi thường ngủ từ khoảng 9 giờ tối và thức dậy vào 5 giờ sáng. Tôi làm việc từ 8 giờ sáng tới 1 giờ chiều, rồi ăn trưa - một bữa trưa thanh đạm. Tiếp đó là nửa tiếng nghỉ ngơi, rồi lại tiếp tục 4 giờ làm việc, sau đó...

- Xin lỗi! - Một người lạ ở trong góc cắt ngang. - Ông vào tù vì tội gì vậy?

Ai bảo thế?

Một tên cướp xông vào cửa hàng bách hóa ở thành phố Des Moines, bang Iowa (Mỹ), dùng vũ khí uy hiếp, bắt thủ quỹ vét hết tiền trong ngăn kéo nộp cho hắn. Trước đó, một nhân viên đã kịp gọi điện báo cho cảnh sát.

- Hắn cao chừng 1m75. - Anh chàng nhân viên thầm thì.

- Cái gì? - Tên cướp nghe thấy bèn vặc lại. - Tao cao 1m79.

- Khoảng 1m79, - Người kia sửa lại - Và chừng 38 tuổi.

- Không phải! Tao mới 34 tuổi thôi.- Tên cướp nạt rồi đòi lại chiếc ví mà hắn đánh rơi trong vụ cướp.

Khi hắn bước ra khỏi cửa hàng cũng là lúc cảnh sát vừa trờ đến. Steven Hebron, 34 tuổi, bị bắt giữ và buộc tội cướp có vũ khí.

- IQ (chỉ số thông minh) chừng 80. - Một nhân viên cửa hàng nhận xét.

- Chỉ 70 thôi! - Tên cướp sửa lại.

Chuyện mẹ vợ

Một bà vợ đến thăm chồng trong nhà tù.

Anh chồng tù tội hỏi: "Tại sao mẹ em không bao giờ bỏ chút thời gian đến thăm anh?".

"Mẹ còn đang bận tiêu số tiền thưởng cảnh sát trao".

Lập trình viên đăng ký kết hôn

Anh chàng chuyên viên phần mềm tay đang dán mắt vào màn hình. Cô vợ sắp cưới bảo:

- Đã đến lúc mình phải đi đăng ký thôi anh ạ.

- Làm sao phải đăng ký? Anh bẻ khóa sắp xong rồi.

Đừng lấy con gái làm lập trình

Chớ dại cưới con gái làm Testing (kiểm tra phần mềm) vì cô ta luôn nghi ngờ bạn.

Đừng lấy con gái dùng ngôn ngữ C vì cô ấy luôn có xu hướng BREAK (phá vỡ) mọi thứ và EXIT (rời) khỏi nhà.

Không cưới con gái dùng C++ vì bạn sẽ gặp rắc rối với INHERITANCE (thừa kế).

Đừng gắn đời mình với cô gái Visual Basic vì cô ấy luôn có FORM (mẫu đơn) ly dị trong người.

Không lấy con gái DATABASE vì cô ấy coi chồng là thú tiêu khiển UNIQUE (duy nhất) trong đời.

Chuyên gia phần mềm nghĩ về đàn bà và trẻ con

Giám đốc dự án là người cho rằng 9 phụ nữ mới có thể sinh ra một em bé trong một tháng.

Nhà phát triển phần mềm nghĩ rằng một phụ nữ không thể đẻ ra một em bé trong 9 tháng.

Chuyên viên hỗ trợ trực tiếp (onsite coordinator) của công ty phần mềm cho rằng đàn bà có thể sinh 9 em bé trong vòng một tháng.

Khách hàng sử dụng phần mềm thì biết rằng cần phải có một người đàn ông, một người đàn bà mới có thể đẻ ra em bé trong vòng 9 tháng. Nhưng họ lại mong chờ điều đó sớm hơn.

Giám đốc marketing tự tin rằng mình có thể sinh em bé dù có đàn ông hay đàn bà hay không.

Giám đốc nhân lực với chủ nghĩa lạc quan cho rằng mình không cần người đàn ông hay đàn bà nào cả mà vẫn có em bé (lúc đó nguồn lực bằng 0).

Nhóm lập hồ sơ thì không cần quan tâm đứa trẻ sinh ra như thế nào. Họ chỉ cần biết họ phải làm công việc của mình trong 9 tháng.

Kỹ sư chăm sóc khách hàng thì chẳng bao giờ thấy hài lòng với "quy trình" sinh em bé cả.

Biển Số Xe

Để dễ phân biệt khi lái xe trên đường tôi xin liệt kê một số quy định về biển số lưu hành trên lãnh thổ VN

1./ Màu xanh chữ trắng là biển xe của các cơ quan hành chính sự nghiệp:
- Trực thuộc chính phủ thì là biển xanh 80
- Các tỉnh thành thì theo số của các tỉnh thành tương ứng (xem phần dưới)
2./ Màu đỏ: Cấp cho xe quân đội, xe của các doanh nghiệp quân đội là biển 80 màu trắng.
Biển số quân đội với 2 chữ cái đầu tiên là viết tắt của:
A=Quân đoàn, ví dụ AA là Quân đoàn 1, AB là Quân đoàn 2
B=Bộ tư lệnh, ví dụ BT là BTLtăng thiết giáp, BD là BTLđặc công, BH là BTLhóa học.
H=Học viện
K=Quân khu, ví dụ KA Quân khu 1, KB quân khu 2, KT quân khu Thủ đô
T=Tổng cục, TC tổng cục chính trị, TH Tổng cục Hậu cần
Q=Quân chủng, QP qc phòng không, QK quân chủng không quân
(các chữ viết nghiêng không chính xác đâu nhé, bác nào có quy định chính xác thì bổ xung)
3./ Màu vàng: Cấp cho xe thuộc bộ tư lệnh biên phòng (lâu rồi không thấy không biết đã thay đổi chưa)
4./ Màu trắng với 2 chữ và năm số là biển cấp cho các đối tượng có yếu tố nước ngoài.
NG là xe ngoại giao
NN là xe của các tổ chức, cá nhân nước ngoài
3 số ở giũa là mã quốc gia, 2 số tiếp theo là số thứ tự
xe số 80 NG xxx-yy là biển cấp cho các đại sứ quán, thêm gạch đỏ ở giữa và 2 số cuối là 01 là biển xe của tổng lãnh sự (bất khả xâm phạm) riêng biển này khi thay xe thì giữ lại biển để lắp cho xe mới.


Màu trắng cấp cho tư nhân và doanh nghiệp, 2 số đầu theo thứ tự các tỉnh, 4 số cuối là số thứ tự cấp ngẫu nhiên nhưng có thể “xin” nếu thích số đẹp

Quy định biển số của 64 tỉnh thành:

11 - Cao Bằng
12 - Lạng Sơn
13 - Bắc Ninh và Bắc Giang (trước kia là tỉnh Hà Bắc, hiện đã bỏ nhưng còn một số xe cũ vẫn để biển này)
14 - Quảng Ninh
15,16 - Hải Phòng
17 - Thái Bình
18 - Nam Định
19 - Phú Thọ
20 - Thái Nguyên
21 - Yên Bái
22 - Tuyên Quang
23 - Hà Giang
24 - Lào Cai
25 - Lai Châu
26 - Sơn La
27 - Điện Biên
28 - Hòa Bình
29,30,31,32 - Hà Nội
33 - Hà Tây
34 - Hải Dương
35 - Ninh Bình
36 - Thanh Hóa
37 - Nghệ An
38 - Hà Tĩnh
43 - Đà Nẵng
47 - Đắc Lắc
48 - Đắc Nông
49 - Lâm Đồng
50 đến 59 - TP. Hồ Chí Minh
60 - Đồng Nai
61 - Bình Dương
62 - Long An
63 - Tiền Giang
64 - Vĩnh Long
65 - Cần Thơ
66 - Đồng Tháp
67 - An Giang
68 - Kiên Giang
69 - Cà Mau
70 - Tây Ninh
71 - Bến Tre
72 - Bà Rịa - Vũng Tàu
73 - Quảng Bình
74 - Quảng Trị
75 - Huế
76 - Quảng Ngãi
77 - Bình Định
78 - Phú Yên
79 - Khánh Hòa
80 - Các đơn vị kinh tế thuộc TW (hàng không)
81 - Gia Lai
82 - KonTum
83 - Sóc Trăng
84 - Trà Vinh
85 - Ninh Thuận
86 - Bình Thuận
88 - Vĩnh Phúc
89 - Hưng Yên
90 - Hà Nam
92 - Quảng Nam
93 - Bình Phước
94 - Bạc Liêu
95 - Hậu Giang
97 - Bắc Cạn
98 - Bắc Giang
99 - Bắc Ninh


ĐỐI VỚI HCM
A: Q.1 (cũ)
B: Q.3 (cũ)
C: Q.4 (cũ)
D: Q.10 (cũ)
E: Nhà Bè
T: Q1
F: Q3
Z: chẵn là Q4; lẻ là Q7
H: Q5
K: Q6
L: Q8
M: Q11
N: Bình Chánh
P: Tân Bình
R: Phú Nhuận
S: Bình Thạnh
U: Q10
V: Gò Vâp
X: Thủ Đức, Q2,Q9
Y: Q12, Hóc Môn và Củ Chi


Theo tên địa danh (thứ tự ABC) thì nó như thế này :

An Giang 67
Bà Rịa - Vũng Tàu 72
Bạc Liêu 94
Bắc Giang 98
Bắc Kạn 97
Bắc Ninh 99
Bến Tre 71
Bình Dương 61
Bình Định 77
Bình Phước 93
Bình Thuận 86
Cà Mau 69
Cao Bằng 11
Cần Thơ 65
Đà Nẵng 43
Đắc Nông 48
Đắk Lắk 47
Điện Biên
Đồng Nai 60
Đồng Tháp 66
Gia Lai 81
Hà Giang
Hà Nam 90
Hà Nội 29-32
Hà Tây 33
Hà Tĩnh 38
Hải Dương 34
Hải Phòng 15.16
Hậu Giang 95
Hoà Bình 28
Hưng Yên 89
Kiên Giang 68
Kon Tum 82
Khánh Hoà 79
Lai Châu 27
Lạng Sơn 12
Lào Cai 24
Lâm Đồng 49
Long An 62
Nam Định 18
Ninh Bình 35
Ninh Thuận 85
Nghệ An 37
Phú Thọ 19
Phú Yên 78

Quảng Bình: 73
Quảng Nam 92
Quảng Ninh 14
Quảng Ngãi 76
Quảng Trị 74
Sóc Trăng 83
Sơn La 26
Tây Ninh 70
Tiền Giang 63
Tp. Hồ Chí Minh 50-59
Tuyên Quang 21
Thái Bình 17
Thái Nguyên 20
Thanh Hoá 36
Thừa Thiên - Huế 75
Trà Vinh 84
Vĩnh Long 64
Vĩnh Phúc 88
Yên Bái 23
Cà Mau 69


Biển đỏ của Bộ Quốc Phòng


AT ... Binh đoàn 12

AD ... Quân Đoàn 4 , Binh đoàn cửu long

BC ... Binh chủng Công Binh

BH ... Binh chủng hoá học

BT ... Binh chủng thông tin liên lạc

BP .... Bộ tư lệnh biên phòng

HB ... Học viện lục quân

HH ...Học viện quân y

KA .. Quân khu 1

KB ... Quân khu 2

KC ... Quân khu 3

KD ... Quân khu 4

KV ... Quân khu 5

KP ... Quân khu 7

KK ... Quân khu 9


PP... các quân y viện

QH ... Quân chủng hải quân

QK , QP ... Quân chủng phòng không không quân

TC ... Tổng cục chính trị

TH ... tổng cục hậu cần

TK .... Tổng cục công nghiệp quốc phòng

TT ... Tổng cục kỹ thuật

TM ... Bộ tổng tham mưu


Những xe mang biển 80 gồm có:

Các Ban của Trung ương Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chính phủ; Bộ Công an; Xe phục vụ các đồng chí uỷ viên Trung ương Đảng công tác tại Hà Nội và các thành viên Chính phủ; Bộ ngoại giao; Viện kiểm soát nhân dân tối cao; Toà án nhân dân tối cao; Đài truyền hình Việt Nam; Đài tiếng nói Việt Nam; Thông tấn xã Việt Nam; Báo nhân dân; Thanh tra Nhà nước; Học viện Chính trị quốc gia; Ban quản lý Lăng, Bảo tàng, khu Di tích lịch sử Hồ Chí Minh; Trung tâm lưu trữ quốc gia; Uỷ ban Dân số kế hoạch hoá gia đình; Tổng công ty Dầu khí Việt Nam; Các đại sứ quán, tổ chức quốc tế và nhân viên;Người nước ngoài;Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước; Cục Hàng không dân dụng Việt Nam; Kiểm toán nhà nước

--Thấy bài này cũng dở hơi thật, chắc là để tra cứu về sau :-))--

Suy nghĩ về nghề nghiệp

 Trong bài viết trước, tôi đã cố gắng mô tả một số khía cạnh của nghề lập trình viên, nhưng quên nêu lên luận điểm quan trọng nhất: vì sao lại như vậy và chúng ta phải làm thế nào đây?
Ta sẽ đi đến đâu từ vị trí này?
Nào, trước hết chúng ta bắt đầu bằng câu hỏi:
Chúng ta sẽ được làm gì khi tham gia vào một công ty phần mềm?
Quan niệm phổ biến hiện nay nói rằng bạn sẽ bắt đầu ở vị trí thấp nhất là một lập trình viên (programmer, hoặc là developer, hoặc coder, hoặc tester, hoặc technician). Ở đó bạn cần hoàn thành tốt các công việc được giao bằng nỗ lực cá nhân. Nếu làm tốt, bạn sẽ tiến lên làm lãnh đạo nhóm (team leader, hoặc senior developer), khi đó công việc chuyên môn được chia ra, bạn chỉ làm những thứ khó nhất và quan trọng nhất; còn đối với những việc dễ và thường lập đi lập lại, bạn sẽ chỉ dẫn những người lập trình viên ở bên dưới thực hiện. Lên một mức cao hơn, bạn sẽ được làm quản lý dự án (nếu bạn có thiên hướng về quản lý) hoặc sẽ làm trưởng phòng kỹ thuật (nếu bạn có thiên hướng về chuyên môn). Lúc này bạn sẽ dành phần lớn thời gian cho việc lập kế hoạch, giao việc, kiểm soát, sử dụng người, đào tạo,... Tiếp tục lên cao nữa, bạn sẽ được tham gia vào ban lãnh đạo, nơi bạn sẽ chịu trách nhiệm định hướng, phân tích cơ hội, thách thức,... Và cứ thế tiếp tục lên cao nữa.

Tôi nghe người ta mô tả về nấc thang nghề nghiệp trên ngay từ khi bước chân vào khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Bách Khoa. Lúc tôi đi dự phỏng vấn ở các công ty phần mềm, người ta lại nói về nó. Khi tôi đã đi làm và trong các buổi đánh giá thành tích (performance appraisal), người ta cũng lại nói về nó. Đến khi tôi rời khỏi công ty, người ta vẫn lại nói về nó. Cho đến gần đây khi tôi có dịp trở lại trường đại học Bách Khoa, tôi lại vẫn thấy người ta tiếp tục nói về nó!
Tôi thấy quan niệm đó có gì đó mẫu thuẫn và hơi buồn cười. Vì sao vậy? Tôi xin nêu ra một số lý do sau.

1) Vị trí phía trên không phải là hình thức cao hơn của vị trí phía dưới
Điều kỳ diệu nhất của con người so với những sinh vật khác là khả năng tiến hóa và phát triển. Chúng ta biết rằng các loài đều tiến hóa từ hình thức cấp thấp lên hình thức cấp cao. Người ta gọi đó là một phần của sự phát triển.
Nhưng nghề nghiệp của chúng ta thì lại không phát triển theo cách như vậy được. Thử lấy ví dụ về công việc của người kiểm thử phần mềm (tester) và lập trình viên. Rất nhiều người quản lý mắc phải sai lầm thô thiển khi cho rằng lập trình viên là “hình thức cao hơn” của tester. Điều đó có nghĩa là, nếu một nhân viên hơi yếu về kỹ năng lập trình, cách tốt nhất là đưa người đó vào vị trí tester. Đến khi nào người đó thể hiện tương đối tốt công việc của tester, ta sẽ thăng cấp cho người đó lên vị trí lập trình viên.
Thực sự thì tester và lập trình viên đòi hỏi hai loại người hoàn toàn khác nhau. Những người lập trình viên giỏi là những người đặc biệt yêu thích sự chặt chẽ, sự hiệu quả, và những vấn đề hóc búa (có thể đọc cuốn “Làm thế nào để dịch chuyển núi Phú Sĩ?” để biết rõ những người lập trìnn viên xuất sắc nhất thế giới thích giải quyết những câu đố hóc búa cỡ nào; tuy nhiên chú ý là bản dịch sang tiếng Việt hơi bị kém.) Khả năng đó giúp cho họ hiểu được một bài toán trừu tượng và cụ thể hóa nó bằng các dòng lệnh máy tính trong thời gian ngắn nhất, với độ chính xác cao nhất.
Nhưng nếu có dịp gặp gỡ những tester xuất sắc, bạn sẽ thấy họ hoàn toàn khác biệt. Họ đặc biệt giỏi trong các bài toán tổ hợp (vd: với những điều kiện này thì có bao nhiêu tình huống có thể xảy ra); họ rất ghét phải làm đúng theo một quy trình các bước đã định sẵn (họ luôn tò mò chuyện gì sẽ xảy ra nếu ta bỏ qua bước này, nếu ta đổi ngược thứ tự hai bước kế tiếp nhau); và họ có một niềm đam mê, có thể nói là đến mức bệnh hoạn, trong việc tìm ra chỗ sai sót của mọi việc (những tester xuất sắc luôn vui mừng vì chứng minh sản phẩn bị lỗi, và cảm thấy rất khó chịu khi phải chấp nhận rằng sản phẩm không còn lỗi, trong khi người bình thường thì ngược lại).
Điều đấy cho thấy rằng không có dấu hiệu gì để bảo đảm một tester xuất sắc sẽ có thể trở thành một lập trình viên xuất sắc. Cũng không có lý do gì để cho rằng lập trình là công việc đòi hỏi kỹ năng cao hơn so với kiểm thử.
Cũng cách nhìn nhận như vậy, ta sẽ thấy rằng system analysis không phải là hình thức cao hơn của developer, manager không phải là hình thức cao hơn của system analysis, và director không phải là hình thức cao hơn của manager,... Ở mỗi cặp so sánh như vậy, thành công ở vị trí đầu tiên không thể bảo đảm sẽ thành công ở vị trí tiếp theo.
Để dễ hình dung, chúng ta hãy nói đến bóng đá. Hồi còn nhỏ, tôi và các bạn vẫn có suy nghĩ ấu trĩ giống như trên khi chơi bóng đá. Những đứa giỏi nhất (hoặc có uy nhất) sẽ được đá ở trên hàng tiền đạo, kém hơn một ít thì đã ở giữa làm tiền vệ, ai không có chút khéo léo và khả năng thì cho làm hậu vệ, còn đứa nào tệ nhất thì đẩy xuống làm thủ môn.
Đội bóng đó đã thi đấu thế nào? Hoàn toàn thất bại. Chúng tôi có thủ môn tầm thường, các hậu vệ tầm thường, tiền vệ cũng tầm thường, và tiền đạo cũng tầm thường nốt. Ai cũng không cảm thấy thoải mái ở vị trí của mình cả, nghĩ rằng mình không thể phát huy hết khả năng ở đây. Vì vậy chẳng ai thực sự thi đấu cả, nhất là những đứa phía dưới. Đứa nào cũng hau háu lao lên để ghi bàn hoặc thể hiện kỹ thuật cá nhân, mong có lúc nào đã sẽ được nhìn nhận lại để được xếp ở vị trí phía trên.
Rất nhiều công ty phần mềm đang ở vào tình trạng giống như đội bóng của chúng tôi trước kia. Hiện tượng là khác nhau, nhưng bản chất của vấn đề là một.

2) Một cuộc đua vô nghĩa
Khi thiết kế ra những nấc thang nghề nghiệp kia, người ta đã vô tình đẩy mọi nhân viên vào một cuộc đua vô nghĩa và rất thiếu tính nhân bản. Tất cả những người mới bắt đầu sẽ đứng ở nấc thang thấp nhất. Trong những người này, ai giỏi hơn sẽ được bước lên nấc thang cao hơn. Nấc thang càng ở trên cao thì chỗ cho những người ở đó cũng càng ít đi. Bạn nghĩ sao? Một sự canh tranh rất tốt cho sự phát triển?
Nhìn bề ngoài thì có vẻ như vậy. Nhưng thực sự bên trong thì không giống như vậy. Hãy nghe câu chuyện của hai người sau đây để có thể hiểu vì sao như vậy.
Anh K. là một lập trình viên xuất sắc khi vào làm cho công ty phần mềm X. Anh có một niềm đam mê mãnh liệt với công việc lập trình, và chỉ trong nửa năm tài năng đặc biệt của K. đã được mọi người thừa nhận. Manager của K., lo lắng rằng có thể mất K. vào các công ty khác và cũng muốn giúp K. phát triển nghề nghiệp, liền đề nghị thăng chức cho K. lên vị trí trưởng nhóm lập trình. Vẫn với đà tiến triển như vậy, sau gần hai năm K. lại bước thêm lên được nấc thang cao hơn nữa: project manager. Mọi chuyện tồi tệ bắt đầu từ đây. Ở vị trí này, K. sớm nhận ra mình thiếu quá nhiều thứ để trở thành nhà lãnh đạo giỏi: kiến thức, kinh nghiệm, tài năng,... K. cảm thấy mọi thứ đều trì trệ. K. cảm thấy bị lạc lối. K. cảm thấy không còn nhiệt tình khi làm công việc hiện tại nữa. K. cảm thấy công việc thật bế tắc. Dù lãnh đạo công ty đã tạo điều kiện cho K. tham dự các khóa đào tạo về quản lý, K. vẫn không thấy tình hình khá hơn. Kiến thức có thể học được, kinh nghiệm có thể tích lũy theo thời gian, nhưng như vậy thì chưa đủ. K. hiểu rằng mình không có tài năng lãnh đạo: anh không có khả năng trình bày tốt, không có khả năng ra quyết định khi không có đầy đủ thông tin,...

Cấp trên động viên K. rằng nếu cố gắng thì K. sẽ sớm khắc phục được những khiếm khuyết đó. Nhưng K. thì không tin rằng như vậy. K. hiểu rằng mình thiếu yếu tố cơ bản nhất để làm được những điều đó: K. không hề có sự đam mê công việc quản lý. Không có đam mê, anh không thể thấy được mình muốn gì, sẽ đi về đâu, và không hề có đủ sức mạnh để vượt qua những khó khăn và cám dỗ xung quanh. Đào tạo hoặc kinh nghiệm thì không thể giúp gì để tạo ra niềm đam mê.
K. cảm thấy thời gian đang kéo dài ra. K. cảm thấy chán nản với công việc. K. cảm thấy không hài lòng với nấc thang hiện nay mình đang đứng. K. muốn có sự mới mẻ, tiến bộ và phát triển. Ban lãnh đạo thấy điều đó và lại động viên: K. cần cố gắng hoàn thiện một số mặt nữa để có thể rời nấc thang hiện tại và bước lên nấc thang cao hơn nữa.
Và K. thấy thất vọng tràn trề. Không, anh không còn muốn bước lên nấc thang kế tiếp nữa. Ngay cả nấc thang cao nhất ở trên cùng cũng không còn hấp dẫn đối với anh nữa. Anh đã bước qua nhiều nấc thang trong thời gian quá ngắn để rồi chợt nhận ra rằng mình đã bước đi quá xa. Càng lúc anh càng xa rời những việc anh yêu thích nhất, những việc mà anh có thể phát huy hết khả năng của mình, những việc luôn kích thích anh phát triển và học hỏi nhiều hơn. Đáng buồn thay, đó là những công việc ở nấc thang phía dưới nơi anh đứng.
Nhưng K. không thể bước xuống được. Không ai có thể từ vị trí project manager lại chuyển xuống làm developer được. Và K. cũng không muốn bước xuống nữa. Ở những nấc thang phía dưới giờ chỉ còn lại những người có khả năng lập trình tầm thường và khả năng lãnh đạo cũng tầm thường, những người không có chút đam mê với công việc, những người cũng mất phương hướng như anh.
K. không biết đi đến đâu từ vị trí hiện tại của mình. Bi kịch của K. là rất phổ biến, và cũng chính vì vậy mà tôi lấy đó làm tiêu đề của bài viết.
Cái hệ thống phát triển nghề nghiệp trên đã tàn nhẫn đẩy K. và những người khác vào một cuộc đua hoàn toàn vô nghĩa cho chính bản thân họ. Nó luôn thúc mọi người tiến lên và tiến lên một cách mù quáng; càng bước lên cao, họ càng nhận ra nó thật vô nghĩa đối với bản thân. Cái gì vô nghĩa với từng nhân viên thì sớm muộn cũng sẽ hoàn toàn vô nghĩa với công ty.
K. sẽ không bước lên nấc thang kế tiếp, dù công ty có làm mọi cách. Anh cũng sẽ không bước xuống nấc thang bên dưới. Và anh chỉ có một chọn lựa thực sự: nhảy ra khỏi cái thang đó.
Câu chuyện thứ hai.
T. đã từng là một sinh viên đầy năng động và có khả năng phân tích, đánh giá vấn đề cực kỳ xuất sắc. Cô yêu thích công việc phân tích thiết kế hệ thống và mong muốn theo đuổi nghề đó thật lâu dài. Nhưng khi vào công ty F., người ta đánh giá rằng vì kinh nghiệm lập trình của T. còn ít, nên tốt nhất cô nên bắt đầu từ vị trí tester. Sau một thời gian nếu có tiến bộ, cô sẽ được đưa lên làm lập trình viên, rồi nếu vẫn làm tốt, cô sẽ có đủ khả năng và kinh nghiệm để làm phân tích viên. T. vui vẻ chấp nhận đề nghị này.
Gần hai năm trôi qua và T. vẫn làm tester ở công ty đó. Dĩ nhiên là cô thất vọng. Cô thấy mình bị mắc kẹt ở phía dưới. Người ta vẫn nhắc nhở T. trong những buổi đánh giá nhân viên rằng T. cần vượt qua hai nấc thang trước khi đến được vị trí mình mong muốn. Nhưng T. không thể bước lên được. Chỉ có một số người được bước lên nấc thang kế tiếp từ vị trí hiện tại. Những người sớm phát huy khả năng trong công việc kiểm thử đã bước lên trước T. hết rồi. Cô không thể cạnh tranh với họ được, đơn giản bởi vì khả năng testing của cô không thể bằng họ. Người ta tiếp tục khuyến khích T. nâng cao các kỹ năng và kinh nghiệm testing, lập trình để được trở thành phần tích viên!!! T. thấy buồn cười và mất tự tin. T. không còn thấy kiên nhẫn với công việc và công ty nữa. Gia đình và bạn trai của của cũng không còn kiên nhẫn được nữa. Cũng như K. cô cũng nhảy ra khỏi cái thang đó.
Chúng ta đều biết cái thang và từng nấc thang của nó vô nghĩa như thế nào. Nhưng không ai nói điều đó với chúng ta cả. Chúng ta vẫn vẽ nó ra để động viên nhau, và động viên chính chúng ta. Nhưng không sớm thì muộn, chúng ta sẽ biết nó thật ngốc nghếch.
Nó vô nghĩa vì chẳng có ai có thể bước hết tất cả các bậc, từ bậc thấp nhất lên bậc cao nhất được. Nếu có ai đó có thể làm được điều đó, thì tôi không thể hình dung được một người hoàn hảo đến thế. Tôi đã thử tìm hiểu tiểu sử của rất nhiều những nhân vật kiệt xuất và thành đạt trong lĩnh vực của mình, và nhận ra rằng không có ai hoàn hảo đến vậy.
Nó vô nghĩa bởi vì nó ép chúng ta vào một cuộc đua mà cuối cùng tất cả những người tham gia đều là kẻ bỏ cuộc. Nó buộc chúng ta nếu muốn phát triển thì phải tiến lên. Khi tiến lên có nghĩa chúng ta phải rời bỏ vị trí mà chúng ta ưa thích và có thể tiến bộ, để bước vào một địa hạt mà chúng ta hoàn toàn lạ lẫm và không có dấu hiệu gì cho thấy sẽ tiến bộ.
Những người trong ngành đều đã được nghe về chuyện của K. và T., nhưng không biết kết thúc của câu chuyện là thế nào. Tôi cũng không biết bây giờ họ ra sao. Một số người nói rằng sau khi nhảy khỏi cái thang đó, K. trở thành một lập trình viên tự do. Người khác nói rằng K. đã đổi nghề. Có người thì thấy T. lập gia đình và theo chồng định cư ở nước ngoài rồi học lên cao. Lại có người cho rằng T. đã trở thành nữ chủ doanh nghiệp của riêng mình.
Nhưng tôi tin rằng, dù ở nơi nào đó, và dù đang làm nghề gì, nếu được hỏi về câu chuyện những nấc thang nghề nghiệp, cả hai sẽ đều cười và nói rằng không bao giờ muốn trở lại với nó nữa.

3) Triệt tiêu những cá nhân xuất sắc
Dĩ nhiên cũng có một số người có thể trèo lên những nấc thang thật cao trong một thời gian rất ngắn. Hiện nay ở Việt Nam điều đó ngày càng xuất hiện nhiều. Chúng ta không còn thấy lạ nếu biết được có người chưa đầy 30 tuổi đã trở thành senior manager, thậm chí là director của những công ty lớn.
Trở thành senior manager khi chưa đầy 30 tuổi có nghĩa là gì?
Có nghĩa là người đó chỉ cần trải qua chừng 1-2 năm ở mỗi nấc thang: developer, team leader, manager,... (Dĩ nhiên có một số ít người đã đi làm từ trước khi tốt nghiệp đại học, nhưng đó không phải là đa số) trước khi bước được lên nấc thang kế tiếp.
Tôi thấy nghi ngờ về điều này. Có lẽ ở Việt Nam chúng ta đã quá dễ dãi trong việc đánh giá năng lực con người. Tôi may mắn có dịp biết được một số lập trình viên làm việc trong các công ty ở Mỹ (họ là công ty đối tác của công ty tôi), và đã từng bị sốc khi biết rằng họ đều ngoài 50 tuổi. Họ làm lập trình viên đã được hơn 20 năm, có nghĩa là tuổi nghề của họ còn lớn hơn tuổi đời của tôi! Ồ, đừng nghĩ rằng họ là những nhân viên kém cỏi nên mới ở mãi vị trí đó. Xét về năng lực, kinh nghiệm và kiến thức, có lẽ tôi chưa quen ai ở Việt Nam có thể sánh được với họ.
Nhân viên ở Nhật cũng cần 10 đến 15 năm làm công việc chuyên môn trước khi được xem xét để thăng chức. Ở Microsoft, lập trình viên cũng có 4-5 năm làm việc trở lên.

Trong nghiên cứu mang tên Dự án Phát triển tài năng, tiến sĩ Benjamin Bloom của trường đại học NorthWestern đã tìm hiểu quá trình phát triển của những cá nhân xuất sắc trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Kết luận được ông đưa ra là những người đó trung bình mất từ 10 đến 18 năm để đạt đến thành tựu cao nhất trong lĩnh vực của mình. Nghĩa là ngay cả những cá nhân kiệt xuất nhất trên thế giới (nghiên cứu đó đánh giá họ có trình độ world-class), cần không dưới 10 năm để đạt đến đỉnh cao trong lĩnh vực của họ. Chú ý rằng lập trình viên, quản lý, hoặc kinh doanh là những lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Nghiên cứu của tiến sĩ Benjamin không hề nói rằng cần mất trên 10 năm để con người vươn lên vị trí lãnh đạo cao nhất.

Đây là một sự tai hại nữa của cái thang nghề nghiệp. Nó khiến cho chúng ta không thấy được đỉnh cao trong từng công việc, ngược lại nó làm cho chúng ta vội vã tìm cách thể hiện mình vừa đủ tốt trong nấc thang hiện tại để được bước lên cao. Và đến lúc nào đó, như anh K. chẳng hạn, chúng ta sẽ sớm nhận ra chúng ta đã bước đi quá xa, đến nỗi chúng ta không thể quay lại, đồng thời chúng ta đã không còn hứng thú gì nữa với những nấc thang phía trên nữa. Cái gì đến quá dễ thì ra đi cũng dễ dàng như vậy.

Có thể đây là sản phẩm của những người làm công tác nhân sự chăng? Trong nỗ lực tìm ra cách giúp mọi nhân viên phát triển nghề nghiệp, họ đã vô tình bắt mọi người phải leo thang! Và sau quá trình leo thang mệt mọi như vậy, chúng ta sẽ thấy một số ít người ở trên cao có khả năng làm tốt được nhiều việc, nhưng chẳng có việc gì xuất sắc. Còn phần lớn mọi người thì ở bên dưới, bất mãn và buồn chán vì không thấy mình tiến bộ. Những người ở giữa thì hoang mang và mất phương hướng.

Bạn cần chú ý cách dùng từ ở đây, cần phải thấy được sự khác biệt giữa tốt (good) và xuất sắc (excellent, hoặc great). Tôi tin một số người chỉ cần mất 1-2 năm để làm tốt một số việc nào đó, nhưng để đạt được mức độ xuất sắc thì không thể.

Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu càng về sau chúng ta càng có ít những người xuất sắc, những người giữ vị trí hàng đầu trong lĩnh vực của họ. Thiếu những người đó, chúng ta sẽ không thể phát triển xa được. Tôi cũng không ngạc nhiên nếu một ngày nào đó, mọi người lại tiếp tục xuýt xoa về loạt bài báo: những người leo thang số 1 Việt Nam. Có những người leo thang như vậy, chúng ta sẽ mãi ì ạch thua xa những nước khác.

Điều này sẽ rất khó thay đổi, vì càng ngày càng có nhiều người tham gia vào cuộc đua leo thang. Và những nấc thang thì càng lúc càng nhiều ra. Tôi được biết có công ty lúc mới thành lập thì chỉ có 3 nấc thang: developer, team leader, và boss. Nhưng sau đó thì họ có thêm nấc manager ở giữa team leader và boss. Rồi consultant ở giữa team leader và manager. Rồi senior developer ở giữa developer và team leader. Rồi thêm senior manager. Lần gần đây nhất khi xem trên website của công ty thì tôi thấy đã có thêm director. Tôi nghĩ số nấc thang sẽ không dừng lại ở đây.

Đây là điều rất nguy hiểm. Với sự phát triển vô độ như vậy, chẳng mấy chốc các công ty sẽ giống như một anh chàng ốm nhách và cao kêu. Ai cũng được quản lý một số người phía dưới của mình. Tướng nhiều nhưng quân thì ít. Một số người bên dưới phải lao động vất vả cho số lượng rất nhiều người bên trên. Quá nhiều người tầm thường ở các cấp quản lý trung gian. Mọi người sẽ phí nhiều thời gian cho việc họp hành, báo cáo, kế hoạch, đánh giá, khen thưởng,... nên sẽ ít thời gian cho những công việc thực tế (viết code, kiểm tra, tạo quan hệ tốt với khách hàng,...)

Chúng ta nên làm gì?

Chúng ta có 2 cách tiếp cận để giải quyết những vấn đề trên. Cả 2 cách đều được lấy từ cuốn sách Peopleware mà tôi đã từng giới thiệu, cùng với cuốn sách “First Break All The Rules” – một cuốn sách mà những người làm quản lý và nhân sự nên đọc. Tôi viết bài viết này cũng là nhờ lấy thông tin từ 2 cuốn sách trên.

Cách thứ 1: tôi gọi là “sửa chữa nhẹ”. Chúng ta sẽ điều chỉnh lại những ảnh hưởng của cái thang theo hướng tích cực.

Cách thứ 2: tôi gọi là “làm lại hoàn toàn”. Tôi sẽ trình bày về cách này ở phần sau.
Sửa chữa nhẹ có nghĩa là chúng ta tạm chấp nhận sự tồn tại của cái thang, nhưng sẽ “tùy biến” nó lại một chút. Quan điểm thông thường bảo rằng chúng ta chỉ được phép tiến lên trên cái thang (hoặc có thể rẽ trái hay phải tùy theo chúng ta có thiên hướng quản lý hay kỹ thuật, nhưng cuối cùng thì cũng phải đi lên). Vậy thì chúng ta sẽ thêm một lựa chọn nữa khi leo thang: nếu ai không thích leo lên trên thì có thể leo ngang!

Nghĩa là mỗi người sẽ được khuyến khích đi sâu vào lĩnh vực mà họ đang làm. Không nhất thiết phải giỏi mọi thứ trong thời gian ngắn mới được đánh giá cao, thay vì vậy mỗi người cần tìm cái mình thích nhất và có khả năng nhất, rồi tập trung phát triển để mình trở nên xuất sắc nhất trong lĩnh vực đó.

Sau đây tôi sẽ trình bày cụ thể chúng ta sẽ cần làm thế nào và hệ quả sẽ ra sao.

1) Trả lương theo đúng năng lực
Chắc chắn những gì tôi trình bày ở trên sẽ khiến bạn phải nghi ngờ ngay: thực tế tuy phũ phàng nhưng nó phải là như vậy. Manager thì quan trọng hơn developer nên lương cũng cao hơn developer. Vì vậy ai cũng muốn thăng tiến để làm manager. Suy cho cùng thì ai lại chẳng muốn địa vị cao và lương cao!

Đúng vậy, tìm một manager tốt thì khó hơn rất nhiều so với tìm được developer tốt. Để trở thành manager tốt thì cũng cần nhiều thời gian, nhiều kỹ năng hơn, nhiều kinh nghiệm hơn, cho nên lương trung bình của manager phải cao hơn lương trung bình của developer.
Nhưng sẽ thật sai lầm nếu cho rằng lương của mọi manager đều phải cao hơn lương của mọi developer. Nếu công ty trả lương dựa trên nấc thang mà nhân viên đang đứng, thì không sớm thì muộn mọi nhân viên sẽ cũng xô đẩy nhau vào cuộc đua leo thang không có kết thúc hậu.
Trở lại câu chuyện bóng đá một chút. Thật ra ngay cả những đứa nhỏ cũng hiểu làm tiền đạo thì có giá hơn làm hậu vệ. Tiền đạo ít khi thi đấu đủ 90 phút, lại chạy ít hơn, nhưng lúc nào cũng nhận lương cao hơn, giá trị chuyển nhượng cũng cao hơn, và luôn được hâm mộ hơn so với hậu vệ. Vậy thì ai lại muốn làm hậu vệ?

Câu trả lời là có. Đó là những hậu vệ xuất sắc. Thể thao, đặc biệt là bóng đá, có một hệ thống lương bổng tốt mà những ngành khác nên học tập. Nó khuyến khích những hậu vệ giỏi luôn nỗ lực để xuất sắc hơn, thay vì cắm cúi rèn luyện để trở thành những tiền đạo trung bình. Họ hiểu rằng làm hậu vệ xuất sắc thì lương cao hơn làm tiền đạo trung bình. Dĩ nhiên, họ cũng hiểu ở cùng trình độ cao như họ thì những đồng nghiệp trên hàng tiền đạo sẽ có lương cao hơn, hợp đồng quảng cáo nhiều hơn, khả năng đạt giải thưởng (như Quả bóng vàng chẳng hạn) cũng sẽ lớn hơn. Nhưng điều đó không làm họ quan tâm, bởi vì họ hiểu rằng mình sinh ra không phải để làm tiền đạo xuất sắc.

Tương tự như vậy, trong bóng đá thì lương trung bình của huấn luyện viên luôn cao hơn lương trung bình của cầu thủ. Mourinho có mức lương mà rất nhiều cầu thủ ở Chelsea phải thèm muốn. Các cầu thủ Việt Nam hẳn sẽ phải e dè trước mức lương của ông Riedl. Nghề huấn luyện viên cũng có tuổi thọ cao hơn nghề cầu thủ.

Nhưng chẳng có mấy cầu thủ muốn kết thúc sự nghiệp cho nhanh để trở thành huấn luyện viên. Bởi vì trở thành cầu thủ xuất sắc đối với họ thì khả thi hơn, và khi đó họ cũng có thu nhập cao hơn so với việc trở thành huấn luyện viên làng nhàng.

Chúng ta nên làm như vậy trong ngành phần mềm. Chúng ta vẫn giữ những nấc thang như vậy, nhưng sẽ trả lương sao cho những người xuất sắc ở nấc thang bên dưới sẽ có lương cao hơn so với những người bình thường ở nấc thang bên trên.

Lấy ví dụ ở công ty Merrill Lynch. Theo như tác giả Marcus Buckingham và Curt Coffman của cuốn sách “First Break All The Rules” thì lương cao nhất mà một người cố vấn tài chính có thể nhận được là 500 ngàn đô la một năm. Trong khi đó, lương thấp nhất của một giám đốc chi nhánh (vị trí cao hơn so với cố vấn tài chính) chỉ là 150 ngàn đô la. Vì vậy, nếu một cố vần tài chính giỏi muốn được thăng chức, anh/chị ấy phải chấp nhận rủi ro sẽ bị lương thấp hơn đi rất nhiều. Dĩ nhiên, ở khía cạnh còn lại, nếu trở thành giám đốc chi nhánh xuất sắc, lương của họ có thể lên đến hàng triệu đô la. Cuộc chơi rất công bằng.

Các cầu thủ xuất sắc hoặc cầu thủ gạo cội cũng phải cân nhắc rất nhiều khi chuyển sang nghề huấn luyện viên. Bởi vì ngay lập tức họ sẽ bị giảm lương so với khi làm cầu thủ. Nguyên tắc này khuyến khích những người giỏi trở nên giỏi hơn, và loại bớt những người chỉ nhằm vào thu nhập cao mà không cần tài năng ra khỏi cuộc chơi.

Cũng có nhiều người phải đối cách làm này. Họ nghĩ rằng cách làm hiện tại đỡ tốn kém hơn. Trả nhiều cho manager (có số người ít) và trả ít cho developer (có số người nhiều hơn) thì sẽ tiết kiệm hơn so với làm ngược lại. Họ nghĩ rằng chỉ cần manager giỏi thì cũng có thể quản lý được một tập thể developer trung bình.

Một tập thể developer trung bình thì kết quả cuối cùng sẽ là trung bình, cho dù manager có là ai. Người manager sẽ phải mất nhiều thời gian để “hốt” những hậu quả và sai sót mà những developer để lại. Họ sẽ giẫm lên chân nhau. Một số người, đặc biệt là manager, thậm chí phải dành thời gian để lao vào coding thay cho những người không có khả năng. Cơn ác mộng này hẳn ai trong chúng ta cũng từng một lần biết qua.

Nếu một manager xuất sắc mà tập thể thì kém cỏi, kết quả sẽ thế nào? Không khó phải đoán, vì kinh nghiệm cho thấy kết quả của tập thể đó cũng sẽ rất kém cỏi. Điều duy nhất mà manager xuất sắc làm tốt hơn manager kém cỏi trong trường hợp này là dù thất bại, các thành viên cũng vấn thấy vui vẻ vì đã làm việc chung với người manager xuất sắc, vì họ đã học được nhiều điều có ích. Ngược lại, họ sẽ vô cùng tức giận và ganh ghét vì thấy người kém cỏi mà cũng được làm manager.

Khả năng duy nhất mà manager xuất sắc có thể làm là biến một tập thể có tiềm năng trở nên thực sự xuất sắc. Điều này thì manager trung bình hay kém cỏi không thể làm được.
Vì vậy, hãy trả lương cao cho những những developer xuất sắc, và trả lương cao hơn nữa cho những manager xuất sắc; đối với những người còn lại thì trả lương thấp hơn.

2) Mở rộng các nâng thang sang chiều ngang
Phần lớn các công ty phần mềm đều định ra bảng liệt kê các tiêu chí để đánh giá nhân viên. Trong đó, nó sẽ phân biệt rạch ròi đâu là sự khác biệt giữa developer với senior developer, với team leader, với manager, với senior manager. Chẳng hạn, senior developer thì hơn developer ở số năm kinh nghiệm và khả năng truyền đạt. Nhưng rất ít nơi nào có khả năng định nghĩa đâu là sự khác biệt giữa developer kém, đâu là developer trung bình, và đâu là developer xuất sắc.
Đánh giá như vậy thì buồn cười quá. Nếu dựa vào cách làm đó, tôi có thể nói rằng Trần Tiến Anh, cựu thủ môn của đội Thể Công giỏi hơn Ronaldinho nhiều. Ronaldinho chỉ biết đá ở vị trí tiền về tấn công hoặc tiền đạo. Nhưng Trần Tiên Anh thì “tròn trịa” hơn, bắt gôn thì hay, thình thoảng cũng đá được hậu vệ, khi nào có dịp đẩy lên đá tiền đạo cũng ngon lành chẳng kém tiền đạo mấy đội bóng phong trào.

Cách làm hiện nay đang phá hủy nghề nghiệp của tester, developer, và cả team leader, những người ở nấc thang bên dưới. Rất nhiều người làm testing và lập trình hiện nay đang hoang mang và chán nản, vì cho rằng những công việc này chẳng có gì phức tạp cả, ai làm cũng như ai. Là một người say đặc biệt say mê phần mềm và làm phần mềm, tôi không khỏi xót xa vì chuyện này. Ngay cả những người dọn dẹp phòng trong các khách sạn cũng hiểu được thế nào là người làm giỏi, thế nào là người làm dở, vậy mà chúng ta không chịu phân biệt đâu là developer giỏi và đâu là developer dở. Mà thật ra ngay cả những vị trí ở trên cũng đang xảy ra tình trạng tương tự đấy thôi.

Chúng ta nên chấm dứt tình trạng so sánh táo và cam, so sánh chó và mèo, so sánh tàu thủy và máy bay. Thay vì vậy, hãy so sánh những con mèo với nhau, chỉ rõ ra được đâu là mèo đẹp, đâu là mèo xấu; nuôi dưỡng và thưởng cho mèo đẹp để nó đẹp hơn, và không bao giờ khuyến khích nó trở thành chó nếu điều đó là không khả thi.

3) Thay đổi công việc phát triển phần mềm
Thực tình tôi cũng phải thừa nhận rằng với công việc phát triển phần mềm hiện nay, rất khó để khuyến khích mọi người phát triển theo chiều ngang được, dù đó là tester, developer, hay manager. Vâng, phần lớn chúng ta làm gia công phần mềm (outsourcing), và khi outsourcing, chúng ta không cần nhiều những developer xuất sắc như nước Mỹ, và về mức độ cũng không cần phải xuất sắc như những người hàng đầu ở Mỹ.

Trong tình hình hiện nay, một số nhỏ những cá nhân xuất sắc ở Việt Nam sẽ không tìm được vị trí của nấc thang thích hợp cho mình. Họ đang hoang mang không biết làm gì. Phần lớn họ quyết định ra nước ngoài học lên cao. Tôi chưa có khả năng bình luận về điều này, bởi vì tôi không may mắn được sinh ra trong số đó. Tôi đã và đang phải vật lộn với từng nấc thang đấy thôi, bắt đầu từ nấc thang thấp nhất đấy thôi

Nhưng ngay cả trong gia công phần mềm, vẫn còn rất nhiều khoảng trống để nhiều người phát triển sang ngang. Vấn đề là chúng ta có biết cách làm hay không. Tôi sẽ trở lại với đề tài này trong thời gian sắp tới.

4) Hiểu rõ bản chất của sự phát triển
Tuy vậy, cũng sẽ có nhiều người phản đối những gì tôi đã trình bày ở trên. Tôi đoán có lẽ họ xuất thân từ ngành nhân sự, vì cái thang sự nghiệp là sản phẩm của ngành đó, không phải là của ngành công nghiệp phần mềm. Tôi cũng đoán có lẽ họ nhiễm phim kiếm hiệp Hồng Kông nặng.
Trong phim kiếm hiệp, nhân vật chính của chúng ta sẽ luyện võ công từ cơ bản đến thượng thừa bằng cách bước vào một tòa tháp nhiều tầng. Ở mỗi tầng sẽ có các đối thủ với những sở trường khác nhau. Chẳng hạn, ở tấng 1, anh ta phải đối đầu với một cao thủ về khinh công. Anh ta phải rèn luyện để khinh công của mình vượt qua được đối thủ đó. Chiến thắng ở tầng 1 sẽ cho phép anh ta bước lên tầng 2. Ở tầng này, anh ta sẽ phải luyện kiếm pháp để đánh bại một cao thủ chuyên về kiếm. Cứ như thế, tấng 3 sẽ là đao pháp, tầng 4 là quyền pháp, tầng 5 là khí công, tấng 6 là trí lực, tầng 7 là phi tiêu ám khí, vân vân và vân vân. Khi vượt qua được tất cả các tầng và lên đến đỉnh ngọn tháp, anh ta sẽ trở thành cao thủ đệ nhất thiên hạ.

Quan niệm thông thường dạy chúng ta rằng đó là sự phát triển của con người. Chúng ta được khuyến khích chinh phục những cái chưa biết, những cái chưa làm, khắc phục những điểm yếu của mình. Chúng ta cần làm cho mình hoàn thiện hơn.
Sự thực thì chẳng ai có thể làm được như vậy. Mỗi người sinh ra đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Rất khó để chúng ta tự rèn luyện nhằm có thêm được những điểm mạnh mới, và càng không thể nếu chúng ta cố gằng tự sửa chữa điểm yếu để nó trở thành điểm mạnh.
Tất cả các vĩ nhân đều có khiếm khuyết. Họ không mất thời gian đi sửa chữa khiếm khuyết của mình. Thay vào đó họ tìm ra đầu là điểm mạnh của họ, tìm môi trường để điểm mạnh phát huy hết, và tìm những người cộng sự xuất sắc ở lĩnh vực khác để bù đắp cho khiếm khuyết của mình.

Tôi hiểu ra điều này sau khi đọc 2 cuốn sách ở trên, và nhất là sau khi cuộc trao đổi với một nhân viên trong công ty. Tôi hỏi:
- Định hướng nghề nghiệp trong tương lai của em như thế nào? Và rồi tôi thao thao về những cơ hội phía trước, nào là leader, manager, technical director,...
- Em thấy mình phù hợp với công việc chỉnh sửa và hoàn thiện lại những phần mềm sẵn có, để nó trở nên tốt hơn. Em thích được làm việc, nhưng quan trọng nhất là em thích được chơi game!!! – Nhân viên đó trả lời.
Tôi bị bất ngờ và chợt bửng tỉnh. Tôi đã quá ngu muội, tưởng tượng mình là đạo diễn trong bộ phim kiếm hiệp, và dựng cho người nhân viên này vai chính trong đó. Tôi lại đi khuyến khích nhân viên này kinh qua tất cả các tầng để trở nên hoàn thiện hơn, nhưng lại không hiểu người này muốn gì và có khả năng gì.
Bây giờ thì tôi đã hiểu. Người nhân viên của tôi không cần phải trở thành nhân vật chính trong bộ phim. Ngược lại, anh ta nên trở thành một trong các nhân vật phụ. Anh ta sẽ đi tìm xem mình thích cao thủ ở tầng nào nhất, và nếu đủ khả năng, anh ta sẽ ở lại tầng đó, rèn luyện để có thể trở thành cao thủ đệ nhất trong lĩnh vực đó. Có thể anh ta sẽ trở thành đệ nhất cao thủ khinh công, và như vậy anh ta không cần thiết phải luyện phép mình đồng da sắt làm gì nữa. Đơn giản là không thể được như vậy.

Anh ta sẽ ở lại tầng đó càng lâu càng tốt. Có lẽ anh ta sẽ không bao giờ đi lên những tầng phía trên của ngọn tháp. Điều đó là không cần thiết. Bởi vì anh ta là một người rất đặc biệt. Cuộc sống của anh ta không phải là ở ngọn tháp đó. Anh ta chỉ ở tầng 1 của ngọn tháp trong một phần nhỏ của cuộc đời, và trong phần lớn thời gian còn lại, anh sẽ ra ngoài ngọn tháp, chơi những thứ mình thích, làm những điều có ý nghĩa khác, rồi ở bên những người quan trọng nhất đối với anh ta. Đó là phần kết của bộ phim.

Chúng ta có rất nhiều chọn lựa



Còn một cách khác, tôi cho rằng triệt để hơn, đó là chúng ta hãy dẹp bỏ cái thang đó. Rõ ràng là nó vô nghĩa và nó đang làm sự nghiệp của nhiều người trở nên vô nghĩa.
Bất kỳ công ty nào cũng cần có sơ đồ mô tả bộ máy quản lý của công ty. Từ người thấp nhất đến người cao nhất. Sơ đồ này là phải có ở bất kỳ tổ chức nào. Nội dung của nó hoàn toàn giồng “bản vẽ” cái thang sự nghiệp mà chúng ta đang dùng.
Nhưng chúng ta không nên sử dụng nó đễ định hướng cho nhân viên phát triển sự nghiệp theo đó. Chúng ta nên tìm cách khác tốt hơn.

Điều mong đợi nhất

Tâm sự của đổi trẻ trước ngày cưới vẫn đúng cả sau lễ cưới nhưng theo chiều ngược lại.

- Chàng: Thật tuyệt vời! Cuối cùng thì giờ phút anh mong đợi nhất cũng đã tới!
- Nàng: Em phải ra đi à?
- Chàng: Không. Thậm chí em đừng bao giờ nghĩ tới điều đó!
- Nàng: Anh có yêu em không?
- Chàng: Tất nhiên rồi!
- Nàng: Anh có phản bội em không?
- Chàng: Không! Sao em lại có ý nghĩ đó cơ chứ?
- Nàng: Anh sẽ hôn em chứ?
- Chàng: Đương nhiên.
- Nàng: Anh sẽ đánh em chứ?
- Chàng: Không bao giờ!
- Nàng: Em có thể tin anh được không?

Sau ngày cưới: Hãy đọc từ dưới lên.

Chuyện dấu nghề !!!

Trong giới cntt thì chuyện gặp sau đây không phải là hiếm, tình cờ đọc được bài viết của thái, nên chia sẽ lên diễn đàn, mọi người cùng đọc và suy ngẫm xem đã có lúc nào đó mình đã là, đã từng gặp Mr X, Mr Y Mr Z không nhé

Chuyện thứ nhất về Mr.X. Mr.X có quãng thời gian làm cùng team với tôi ở công ty cũ. Đánh giá về trình độ kĩ thuật, Mr.X chỉ thuộc hàng "xoàng xoàng", kiểu hướng dẫn làm cái gì thì làm riết cái đó, đụng vào cái khác, dù chỉ khác đi một chút, là bó tay liền. Tôi là "ma cũ" ở team, nên hầu hết các nhiệm vụ mà Mr.X làm đều là do tôi hướng dẫn và bàn giao lại cho Mr.X.

Một thời gian sau, tôi chuyển sang team khác. Một hôm, có việc cần nhờ đến Mr.X, nên tôi mới hỏi Mr.X về một vấn đề kĩ thuật. Thế là Mr.X lòi ngay ra cái bệnh giấu nghề: không chịu trả lời ngay trực tiếp vấn đề, mà cứ nói vòng vo tam quốc những chuyện đâu đâu.

Kì lạ thật, tôi không hiểu nổi tại sao Mr.X lại có hành động như thế nhỉ, ngay cả đối với tôi, một người đã trợ giúp Mr.X rất nhiều lần trong công việc? Mr.X biết chắc rằng, việc tôi hiểu thêm về vấn đề ở trên, chẳng thể nào làm cho Mr.X mất việc của mình cả. Thế tại sao lại phải giấu?

Chuyện thứ hai về Mr.Y. Mr.Y với tôi chẳng phải bạn cũng không phải đồng nghiệp, mà chỉ là quen biết trên Internet mà thôi. Số là hệ thống của Mr.Y có một lần bị tấn công mà vô tình tôi cũng đang nghiên cứu về loại tấn công này, nên tôi mới chủ động liên lạc với Mr.Y để hỏi han tình hình thế nào.

Mục đích của tôi là sẽ giúp đỡ Mr.Y bằng cách triển khai một số ý tưởng phòng chống mà tôi nghiên cứu được. Đó là win-win situation, hai bên cùng có lợi. Mr.Y sẽ đỡ vất vả hơn, còn tôi sẽ có cơ hội kiểm nghiệm giải pháp của mình trong thực tế.

Mr.Y tỏ ra rất thờ ơ với đề nghị của tôi, mặc dù tôi nghĩ rằng Mr.Y biết rất rõ tôi có đủ khả năng giúp Mr.Y. Nói chuyện một hồi, Mr.Y tiết lộ, với giọng điệu rất tự hào pha chút bí mật, rằng Mr.Y đã hóa giải thành công được cuộc tấn công trên rồi.

Tôi rất đỗi ngạc nhiên, đơn giản vì đây là một vấn đề phức tạp mà Mr.Y hoàn toàn chưa có sự chuẩn bị nào trước khi bị tấn công, nên trong khoảng thời gian ngắn từ lúc bị tấn công đến lúc nói chuyện với tôi, chắc chắn Mr.Y không thể nào có đủ thời gian để tìm ra một giải pháp triệt để.

Nhưng tôi vẫn tin Mr.Y không gạt tôi làm gì, và với niềm tin đó, tôi hỏi Mr.Y đã làm sao với hi vọng sẽ nhận được một câu trả lời trọn vẹn. Đáp lại sự háo hức của tôi là một câu trả lời quanh co, không đầu không đuôi và kết thúc bằng lời chào đi nghỉ vì...mệt.

Nếu quả thật đúng là Mr.Y đã có giải pháp, tại sao Mr.Y lại không muốn chia sẻ cho tôi nhỉ? Mr.Y sợ tôi sẽ sử dụng giải pháp đó để chống lại Mr.Y chăng? Hay sợ tôi sẽ cạnh tranh, giành khách hàng của Mr.Y? Tôi thật sự không thể tìm ra câu trả lời.

Chuyện thứ ba là Mr.Z, sếp của tôi ở công ti cũ. Mr.Z là ông sếp kì lạ nhất mà tôi từng được biết: giấu nghề và luôn tỏ ra khinh thường nhân viên của mình. Thật tình mà nói, Mr.Z được lên chức đơn giản vì Mr.Z đã làm việc quá lâu cho công ti và cũng có một số cống hiến nhất định. Còn nếu so về trình độ kĩ thuật, trong team của tôi có rất nhiều người ngang bằng hoặc hơn hẳn so với Mr.Z.

Chắc vì lý do đó mà Mr.Z luôn sợ người ta sẽ giành vị trí của mình. Với nỗi lo ngay ngáy như thế, nên các dự án từ trên giao xuống cho Mr.Z, dự án nào mà xương xẩu thì Mr.Z giao lại cho nhân viên, dự án ngon thì Mr.Z giành phần làm; thứ nhất là để lập công, thứ nhì là một khi Mr.Z đã làm hệ thống nào rồi thì coi như hệ thống đó sẽ không thể hoạt động được nếu thiếu Mr.Z. Đó phải chăng là cách Mr.Z bảo đảm cho sự an toàn của mình ở công ty?


Tin buồn là những người như Mr.X, Mr.Y và Mr.Z không hiếm, mà có khi lại chiếm đa số nữa mới chết. Tại sao lại thế nhỉ? Tại sao người ta lại không muốn chia sẻ kiến thức của mình cho người khác?

Một điều thú vị tôi nhận ra là, những người như Mr.X và Mr.Y lại thường là những người có trình độ kĩ thuật không cao, nếu không muốn nói là thấp. Còn những người hay chia sẻ thường là những người có kiến thức rộng và vững chắc. Phải chăng nhờ chia sẻ nên người ta học hỏi được nhiều hơn?

Tôi chẳng phải "mèo khen mèo dài đuôi", nhưng thật lòng mà nói, tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyện giấu nghề. Một ý nghĩ thoáng qua cũng không. Tôi tin rằng tất cả những ai từng làm việc chung với tôi đều có thể xác nhận điều này.

Sau vài năm trong nghề, tôi nhận ra rằng, chia sẻ, truyền đạt kinh nghiệm và kiến thức cho người khác chính là cách tốt nhất để củng cố kiến thức của bản thân. Không có cách kiểm tra kiến thức nào tốt hơn bằng cách trả lời câu hỏi của những người mới bắt đầu. Giống như nếu nhà bạn có một đứa trẻ, bạn sẽ có cơ hội củng cố kiến thức của mình khi cố gắng trả lời những câu hỏi có vẻ như rất hiển nhiên, kiểu như tại sao có mưa rơi chẳng hạn.

Tôi có thói quen luôn muốn giải thích một vấn đề phức tạp theo cách dễ hiểu nhất và việc làm này luôn giúp tôi hiểu sâu, hiểu rõ hơn những vấn đề mà tôi nghĩ rằng mình đã hiểu. Tôi tin rằng sở dĩ tôi có được một nền tảng vững chắc như bây giờ, lý do lớn nhất là tôi luôn chia sẻ và trao đổi kiến thức của mình với mọi người. Chia sẻ là cùng nhau tiến bộ mà!

Một ngày... thất nghiệp

Một ngày... thất nghiệp

Bạn phải làm gì khi bị đuổi việc? Khi tất cả mọi thứ bị đảo lộn, về thời gian cũng như những công việc thường ngày? Cảm giác một ngày thất nghiệp với tôi thật nặng nề làm sao!

Theo thường lệ, tôi sẽ dậy vào lúc 7h sáng, chuẩn bị tất cả mọi thứ, ăn uống và lên công ty vào 8h sáng hoặc muộn hơn một chút. Tất cả nhân viên ở cơ quan tôi đều vậy. Thậm chí chúng tôi đi làm vào lúc 9h sáng cũng không sao.

Công việc cả ngày của tôi ở cơ quan là ngồi lỳ trên một chiếc máy tính nối mạng. Làm việc, đọc báo, trao đổi email với đồng nghiệp, đối tác. Thậm chí là viết blog hay chat chít vớ vẩn với những người không quen... Trưa ăn cơm tại văn phòng, chiều chiều tôi cùng các đồng nghiệp có thể tranh thủ ra các hàng quán trước cổng cơ quan lót dạ. Khi thì bánh rán, phở cuốn hay cốc chè...

Ai cũng có thể bị đuổi việc

Vậy mà một ngày đầu tháng 8, tôi cùng các đồng nghiệp được Sếp gọi xuống phòng họp. "Vì nhiều lý do của công ty, chúng tôi rất lấy làm tiếc khi không thể gia hạn hợp đồng với các bạn. Các bạn còn trẻ, biết đâu thay đổi môi trường công việc lại tốt hơn. Có thể sau này, các bạn sẽ làm lãnh đạo, làm giám đốc ở những cơ quan khác. Hy vọng các bạn sẽ luôn nhớ về cơ quan mình và những ngày làm việc ở đây". Với một khuôn mặt buồn rầu, tỏ ra thông cảm với các nhân viên dưới quyền, Sếp đã nói lên những lời có cánh như vậy.

Rồi Sếp hỏi chúng tôi có thêm yêu cầu gì cho bản thân hay không, có mong muốn công ty hỗ trợ gì không.... Tôi chỉ cười và thấy mình thật đáng thương!

"Oh, hóa ra là mình đã bị đuổi việc, vậy là mình đã thành người thất nghiệp rồi sao?" Đầu óc tôi ong lên khi anh kế toán trưởng cho biết, chúng tôi sẽ được hưởng thêm 1 tháng lương dẫu có đi làm hay không, được hưởng trợ cấp thất nghiệp...?!

Đi làm ở đây gần 3 năm, chưa bao giờ tôi nghĩ tới khái niệm "mình sẽ bị đuổi việc". Sếp tỏ ra quý mến tôi, bảo tôi "được việc", khen tôi luôn hoàn thành tốt công việc, thậm chí có lúc tôi đã được cân nhắc ngồi lên ghế trưởng phòng...

Vậy là tôi đã rút ra thêm được một kinh nghiệm xương máu cho bản thân: "Cho dù bạn là ai, là người xấu hay là người tốt, là một nhân viên chăm chỉ hoặc là một kẻ lười biếng thì bạn cũng có thể bị đuổi việc vào bất kỳ lúc nào".

Theo lời Sếp, trong tháng 8 chúng tôi có đi làm hay không đều được, vẫn nhận lương bình thường. "Ồ, vậy thì mình lên cơ quan làm quái gì nhỉ, lại phải đụng mặt với các Sếp", tôi thầm nghĩ.

Nếu lên cơ quan, tôi lại phải chào hỏi và thấy nụ cười quen thuộc của Sếp mà bây giờ tôi nghĩ là Sếp đang cười mỉa mai, thương hại mình. Ồ, vậy mà Sếp đã từng là thần tượng của chúng tôi ấy chứ...

Ngày thật là dài

7h sáng ngày hôm sau, theo thường lệ, một hồi chuông đồng hồ báo thức. Tôi bật dậy như lò xo nhưng rồi phải ngồi một lúc mới nhớ ra hôm nay mình không phải đi làm, không phải đến cơ quan và theo "guồng" như thường lệ. Vậy là tôi tự cho phép bản thân ngủ nướng thêm một lúc nữa.

9h sáng tôi mới rời khỏi giường và bắt đầu làm những công việc của một ngày mới. Phải làm gì cho hết thời gian của một ngày nhỉ? Nếu như giờ này ở cơ quan, tôi đang lướt web, gõ bàn phím tanh tách và chat chít vớ vẩn…

Cái máy vi tính của tôi lâu không đụng giờ đã nằm bẹp gí một góc, bàn phím một nơi, chuột một nơi. Đánh vật với cái máy tính hết sách, nó cũng không thể nào chạy được. “Bộ nhớ bị lỗi, bạn hãy cài lại windows”. Vậy là tôi phải bỏ thói quen ngồi máy tính cả ngày ngay trong ngày đầu thất nghiệp.

Hết ăn, ngủ chán lại đọc sách báo, tự học tiếng Anh, xem phim… nhưng sao mà thời gian trôi thật chậm. Chẵng lẽ một ngày thất nghiệp với tôi lại dài như vậy sao?

Một công việc ngay trong ngày này là tôi nháy điện thoại cho người yêu để được gọi về. Khoảng 50 cuộc điện thoại trong một ngày mà có những cú điện thoại chỉ cách nhau chừng 1 phút. Bao nhiêu tức tối, trách móc, giận hờn… tôi chỉ biết trút lên đầu người mình yêu. Nếu là những ngày thường, chúng tôi chỉ cần chat, email là có thể trao đổi thông tin đẩy đủ với nhau.

Sau một ngày bị đảo lộn toàn bộ sinh hoạt, thói quen và bị stress nặng nề, tôi cũng lên dây cót được tinh thần. "Cho dù mình là ai, là người xấu hay là người tốt, là một nhân viên chăm chỉ hoặc là một kẻ lười biếng thì mình cũng có thể bị đuổi việc vào bất kỳ lúc nào".

Và cách tốt nhất để vượt qua được “chướng ngại vật” này là tôi sẽ quên đi chuyện mình từng bị đuổi việc mà phải khởi động lại bản thân và bắt đầu tìm cho mình một công việc mới ngon lành hơn. “Ai cũng có thể bị đuổi việc, vì thế mình hãy sẵn sàng đứng vững và tiến lên“ và tôi tin “ngày mai trời lại sáng”.

Kinh nghiệm phỏng vấn

Câu hỏi nào là khó trả lời nhất khi phỏng vấn xin việc? Không biết đối với người khác thì như thế nào, đối với tôi đó chính là câu "thế anh đề nghị mức lương bao nhiêu?".

Từ trước đến giờ, không kể các dạng làm theo hợp đồng, tôi có apply vào tổng cộng 3 công ty. Hầu như lần nào tôi cũng đề nghị một mức lương thấp hơn tôi dự tính rồi nhận một mức lương thấp hơn tôi xứng đáng được nhận.

Công ty đầu tiên đầu tiên của tôi là FPT Telecom, hồi cuối năm 2003. Lúc người phỏng vấn hỏi câu trên, tôi đã rất thành thật khai báo mất lương hiện tại của tôi là 2.500.000/tháng (lúc đó tôi làm cộng tác viên cho Tuổi Trẻ Online) và chỉ muốn nhận bằng khoản lương đó.

Bài học đầu tiên: mỗi lần đổi công việc là mỗi lần phải được tăng lương, nghĩa là bạn phải yêu cầu một mức lương cao hơn công việc cũ, coi như là chi phí để làm quen với môi trường mới.

Công ty thứ hai là Mai Linh, đầu năm 2004. Lúc thỏa thuận vấn đề lương bổng, tôi đã không thống nhất một con số cụ thể mà lại chỉ thỏa thuận phần lương cứng quá thấp (còn thấp hơn ở FPT Telecom), phần còn lại tính theo từng dự án.

Bài học thứ hai: nên thỏa thuận một con số cụ thể, chí ít con số này phải đủ nuôi sống bạn theo cách bạn muốn, trước khi bàn đến những nguồn thu nhập khác.

Công ty thứ ba cũng chính là công ty hiện tại, hồi cuối năm 2004. Lần này tôi đã có nhiều kinh nghiệm hơn rồi, thành ra lúc phỏng vấn, tôi đã mạnh miệng đề nghị một mức lương cao gần gấp ba so với mức lương ở công ty trước. Nếu bạn nghĩ bạn xứng đáng, hãy mạnh dạn đề nghị mức lương của mình, không có việc gì phải e dè cả.

Các sếp đồng ý với mức lương mà tôi đề nghị, dẫu vậy, họ yêu cầu trong thời gian thử việc, tôi chỉ nhận được 70% mức lương đó (và sau hơn 2 năm tôi mới được tăng lên đúng mức lương mà tôi đề nghị :-d).

Bài học thứ ba: phải thỏa thuận thời gian thử việc là bao lâu để tránh trường hợp làm hoài mà lương không thấy tăng về mức thỏa thuận ban đầu.

Công ty hiện tại cũng cho tôi một bài học khác về việc tăng lương.

Bài học thứ tư: phải thỏa thuận hoặc biết chính xác chính sách tăng lương và chế độ thưởng của công ty là như thế nào trước khi ký hợp đồng. Thường các công ty 6 tháng tăng một lần tùy theo từng đối tượng, cũng có công ty 3 tháng một lần và công ty 2 năm một lần như ở chỗ tôi đang làm . Còn thưởng thì vô chừng, nhất là đối với các công ty đã cổ phần hóa .

Một vấn đề nhỏ khác cũng cần phải lưu ý là khi thỏa thuận mức lương, bạn phải chắc chắn rằng đây là lương mà bạn sẽ được nhận, sau khi trừ đi tất cả các khoản khác như thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm y tế...


Từ đầu đến giờ tôi đề cập đến những kinh nghiệm rút ra được từ những lần thỏa thuận lương bổng mà chưa đề cập đến lý do tại sao trước đây khi đi phỏng vấn, tôi lại thường có xu hướng chọn mức lương thấp hơn dự tính. Tôi thấy đây không phải là vấn đề của riêng tôi, mà là vấn đề của khá nhiều người, nhất là những bạn chưa có kinh nghiệm đi làm.

Có lần tôi phỏng vấn một anh xin vào công ty của tôi, tôi hỏi anh câu hỏi trên, và nhận được câu trả lời thế này: "Lương đối với em không quan trọng lắm, quan trọng là được học hỏi, rèn luyện blah blah blah...".

Tôi đánh giá anh này thành thật nhưng hơi khờ. Nhà tuyển dụng sẽ không có thiện cảm với những người không đi làm vì tiền, bởi nó là một dấu hiệu của sự chưa trưởng thành. Nếu tiền đối với bạn không quan trọng, nhà tuyển dụng sẽ suy ra công việc đối với bạn cũng không quan trọng luôn, đơn giản vì mục tiêu lớn nhất của công việc là kiếm tiền.

Cứ so sánh thế này xem. Giữa một ông bố mỗi ngày phải chạy lo miệng ăn cho hai đứa con nhỏ và một anh sinh viên mới tốt nghiệp "tiền chả là cái đinh gì hết", ai sẽ làm việc chăm chỉ hơn?

Hơn nữa, trong mắt nhà tuyển dụng, những người trả lời theo kiểu trên thường là những người không có năng lực, hoặc không tự tin vào khả năng của họ, hoặc không biết được khả năng của họ đến đâu. Không có một doanh nghiệp nào muốn biến công ty của họ thành nơi thực tập miễn phí cho những người như thế cả.

Do đó, dẫu mục tiêu của bạn là học hỏi, rèn luyện kinh nghiệm (đây là một mục tiêu chính đáng), bạn vẫn phải quan tâm đến lương bổng nếu bạn muốn tìm được việc làm. Bạn phải chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng, bạn tự tin vào giá trị của mình thông qua mức lương mà bạn đề nghị.

Vậy đề nghị bao nhiêu là vừa? Tôi nghĩ mỗi người khi apply vào một công việc nào đó, cũng đã có sự lựa chọn mức lương cho mình, bằng cách tham khảo mức lương của các đồng nghiệp hoặc mức lương trung bình trên thị trường. Nói chung, nguyên tắc chủ đạo là: bạn phải cảm thấy vui vẻ và thoải mái với mức lương của mình.

Nếu bạn nhận một mức lương quá cao so với giá trị của bạn (điều này hiếm khi xảy ra, vì những lý do ở trên), vô tình bạn lại tự đặt áp lực lên bản thân. Tiền càng nhiều thì trách nhiệm càng cao mà bạn. Khi bạn nhận một mức lương thấp hơn mong đợi, bạn sẽ khó có thể toàn tâm toàn ý hoàn thành công việc của mình. Có thực mới vực được đạo mà bạn.

Trong cả hai trường hợp này, cả bạn và nhà tuyển dụng đều gặp nhiều thiệt hại về mặt tinh thần và vật chất; do đó để tốt cho cả hai phía, bạn nên mạnh dạn đề nghị một mức lương giúp bạn thật sự cảm thấy vui vẻ và thoải mái.

Sở dĩ hồi trước tôi thường đề nghị mức lương thấp hơn tôi dự tính là vì lúc đó tôi vẫn chưa đủ tự tin vào bản thân mình. Còn bây giờ nếu phải đi xin việc, chắc chắn tôi sẽ đề nghị mức lương là title của entry này

--Bài này là một kinh nghiệm quý không chỉ cho mình mà còn cho mọi người !--

Tuesday, August 7, 2007

10 lời khuyên khi ra sân Mỹ Đình

Không gửi xe bừa bãi, hãy gửi ở khu vực gửi xe của Sân vận động (có chữ P). Nếu không, bạn sẽ có nguy cơ bị "chém" (10 nghìn/1 xe) và mất xe (lúc tan trận người trông xe trốn).

- Không được mang chai nước vào sân, phải rót vào túi ni long, thế nên hãy mang túi nilong từ nhà. Nhớ uống nước nhanh trước khi đội tuyển Việt Nam ghi bàn (không thì người bên cạnh sẽ lấy nước của bạn và ném lên trời).

- Nhớ mang máy ảnh hoặc điện thoại di động bởi sẽ có những khoảnh khắc chỉ diễn ra đúng một lần mà không bao giờ trở lại.

- Mặc quần áo thoải mái vì phải đứng lên ngồi xuống rất nhiều.

- Ăn tối trước hoặc mua bánh mỳ vào sân gặm. Nếu hết hiệp 1 đói thì cứ ra ngoài mua. Giá phổ biến là 15.000/1 xúc xích, 20.000/1 lon cocacola. Thoải mái cho bạn lựa chọn.

- Để điện thoại ở nhà hoặc túi quần trước để tránh bị móc túi.

- Nếu có ai... xinh xắn ngồi cạnh thì lúc nào Việt Nam ghi bàn, cứ... ôm người ta một cái, chả ai nói gì đâu.

- Lúc đội Việt Nam ghi bàn, đừng mừng quá và hãy luôn nhìn lên trời, bởi rất nhiều "vật thể lạ đang bay". Hãy cẩn thận!

- Nếu Việt Nam thua thì xin đừng vội ra về vì đằng nào cũng tắc đường, hãy ở lại chia sẻ cùng đội tuyển Việt Nam.

- Cùng nhau hát vang bài "Tôi yêu Việt Nam"


Tôi yêu Việt Nam

Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn
Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam
Những con đường nên thơ, và những dòng sông ước mơ
Từ trái tim xin một lời
Tôi yêu Việt Nam

Hãy trao nhau, giấc mơ êm đềm trên đường đi tới tương lai
Và hãy cho nhau khúc hát yêu đời, nụ cười chan chứa trên môi
Một niềm tin và khát khao
Một ngày mai và sáng tươi
Cùng hát vang lên, cùng hát vang lên bài ca…
Tôi Yêu Việt Nam

Giờ thì... Mỹ Đình thẳng tiến nào!

Monday, August 6, 2007

Yêu vô điều kiện - có nên không? !

Ai đó đã nói “Được yêu là món quà tuyệt diệu của cuộc sống, nhưng yêu còn là món quà tuyệt diệu hơn”. Hãy cứ yêu mà không đòi hỏi bất cứ điều gì, bởi đó mới là tình yêu đẹp nhất, không phải từ tiểu thuyết mà ra.

Không sống trong “ngày hôm qua”

Chia tay tình cũ, bạn cứ đau hoài vì vết thương lòng người ấy đã gây ra. Bạn co mình trong vỏ ốc, đơn độc, lo sợ bị tổn thương một lần nữa.

Nhưng nếu bạn cứ hoài niệm về quá khứ thì trái tim không thể mở ra đón nhận con người mới, những cơ hội thú vị đang đến.

Hiện tại chính là món quà mà thượng đế ban tặng cho con người. Vấn vương quá khứ và hoài nghi tương lai, chẳng phải bạn đang lãng phí món quà tuyệt diệu ấy hay sao?

Bản chất tình yêu vô điều kiện

Tình yêu vô điều kiện mang bản chất thánh thiện. Yêu vô điều kiện nghĩa là yêu mà không phán xét sự việc, tình huống, con người, dù xấu, dù tốt.

Bạn yêu chính con người ấy với vẻ đẹp nội tâm, ý chí vươn lên, đức hy sinh chứ không phải sự giàu sang, hào nhoáng và địa vị họ có.

Nhiều khi người ta cứ tự đặt ra cho mình rất nhiều tiêu chuẩn về mẫu hình lý tưởng. “Anh ấy phải đẹp trai, giàu có, galăng, biết chiều chuộng, có tài, có địa vị…”. “Cô ấy phải xinh đẹp, đảm đang, hợp mốt, thông minh…”.

Thế nhưng thực tế không như ý muốn của chúng ta vì trái tim có lý lẽ riêng của nó. Một cô tiểu thư nhà giàu có thể yêu một thư sinh nghèo, ngoài học vấn không có tài sản và các mối quan hệ.

Chàng hoàng tử đẹp trai cũng có thể tìm thấy vẻ đẹp tình yêu ở cô bé lọ lem. Tại sao cứ phải “môn đăng hộ đối” mới thực sự đem lại hạnh phúc?

Đôi khi thời gian khó khăn nhất trong cuộc đời dạy ta sống mạnh mẽ và nghị lực hơn.

Có thể tình yêu của bạn đang gặp thử thách lớn. Gia đình, bạn bè không cảm thông cho tình yêu của bạn, không ủng hộ, thậm chí ngăn cản quyết liệt.

Nhưng khi sóng gió đã qua, hạnh phúc lại mỉm cười với những người biết yêu chân thành, giàu đức hy sinh và biết chờ đợi.

Nhìn lại quá khứ, chúng ta cảm ơn những thăng trầm vì nhờ đó, ta nhận ra giá trị đích thực của tình yêu.

Hãy để tình yêu lớn dần trong trái tim bạn. Tình yêu thực sự đến với những người có trái tim rộng mở và sáng suốt khi “cho” và “nhận”.

Trên đời này cái tương tự tình yêu thì rất nhiều nhưng tình yêu thực sự chỉ có một mà thôi.

Hãy biết ơn cuộc sống

Cuộc sống ban tặng cho chúng ta nhiều thứ, dù lớn dù nhỏ, đều giúp ta trưởng thành hơn, phấn chấn tinh thần, lạc quan và tự chủ hơn với chính cuộc đời mình.

Cũng đừng quên cảm ơn “nửa kia” vì đã luôn bên bạn những lúc khó khăn nhất, sẻ chia, nâng đỡ và yêu thương bạn còn hơn chính bản thân họ.

Có thể người ấy không giúp được gì nhiều khi bạn gặp khó khăn, nhưng ít ra họ biết lắng nghe và không bỏ bạn một mình.

Người ấy là động lực giúp bạn mạnh mẽ, quyết tâm hơn để đạt được ước mơ, hy vọng và niềm tin ở tương lai. Biết ơn, bởi thế, có lẽ là điều tốt nhất bạn làm được cho người ấy và cho chính mình.

“Chào xấu xí!”

Thật không thể dễ tập trung học trong giờ tiếng Pháp. Sổ điểm danh được chuyền đi trong khi thầy giáo say sưa giảng bài.
Chúng tôi chỉ việc ký tên vào sổ và chuyền chúng vòng quanh lớp một cách yên lặng.

Tên của tôi nằm đâu đó trên mặt sau của cuốn sổ. Tôi không thể chờ đợi cho đến khi nó được chuyền tới chỗ mình. Bạn bè sẽ nói gì về tôi? Phải chăng là những lời khen ngợi? Khâm phục ư? Khi lớp vừa tan, tôi nhanh chóng tìm được sổ điểm danh và đánh dấu vào cột hiện diện. Và khi đó đập vào mắt tôi là một dòng chữ lớn ngay trang trước sách tôi do ai đó viết lên” Chào xấu xí!”

Tôi chưa bao giờ tự xem mình đẹp hay không, nhưng bây giờ thì tôi biết được điều đó:Tôi xấu xí. Nếu một ai đó trong lớp 7 đó nghĩ là tôi xấu xí, thì có lẽ cũng nhiều người khác cũng đồng tình như thế. Tôi ngắm mình trong gương: mũi to, mặt nhiều mụn, thân hình quá khổ, không có cơ bắp. Nhưng đó phải là sự thật, tôi nghĩ. Tôi xấu xí. Tôi nghĩ không cần phải nói ra bởi điều đó dường như không cần thiết. Vì sự thật là: tôi xấu.

Thời gian trôi qua, tôi kết hôn với một người phụ nữ, cô ấy rất đẹp — đẹp cả hình thức lẫn tâm hồn. Tôi nói với cô ấy: “Em là một cô gái đẹp nhất trên thế giới này” và tôi có ý như thế. Cô ấy đáp lại rất chân thành “ Và anh cũng đẹp trai ấy chứ”. Tôi chẳng bao giờ dám nhìn vào đôi mắt nàng khi nàng nói với tôi điều đó. Tôi cảm thấy đó là một trong những điều mà những người vợ “phải nói thế” với chồng mình. Tôi chỉ đơn giản nhìn xuống và nhớ rằng nhận định về ngoại hình của mình đã được xác định trong cuốn sổ điểm danh năm lớp 7.

Cuối cùng, một ngày kia vợ tôi hỏi “ Tại sao chẳng khi nào anh nhìn em khi em nói rằng anh đẹp trai thế?”. Tôi quyết định nói cho cô ấy biết về quyển niên bạ năm xưa và kết luận của mình. “Anh không thể tin điều đó được. Điều đó không đúng sự thật. Những ai chưa từng biết anh năm lớp 7 có thể phản đối điều đó một cách mạnh mẽ. Em biết anh, em yêu anh và chọn anh để kết hôn. Em thấy anh rất đẹp và em đã chứng minh được điều đó”. Vậy thì tôi có thể tin được vào vợ tôi hay tin lời chế nhạo năm xưa?

Tôi suy nghĩ về câu hỏi ấy suốt một thời gian dài, suy nghĩ tại sao ông trời không tạo ra sự hoàn hảo. Ai là người tôi nên tin đây? Tôi đã chọn tin vào người vợ yêu. Năm 34 tuổi, tôi thậm chí vẫn còn mụn. Tóc tôi bắt đầu rụng và bạn có lẽ sẽ nghe được ai đó nói tôi xấu xí. Nhưng tôi không phải là một trong số họ. Thời gian trôi qua và tôi lắng nghe ngày càng nhiều lời khen ngợi từ những người yêu mến tôi, và tôi biết rằng tôi đẹp… , thậm chí tôi có thể tự hào rằng tôi điển trai nữa đấy.

Hãy nhìn đời như một ly cocktail

Cuộc sống ngon lành như một ly cocktail vậy, đấy là khi bạn biết pha chế và thưởng thức nó.


1. Mỗi người chỉ có một cơ thể của riêng mình. Bạn có thể làm gì tùy thích với nó nhưng nên nhớ rằng nó là thứ duy nhất thực sự của bạn và ở bên bạn cho đến cuối cuộc đời. Vì thế hãy đối xử tử tế với nó.

2. Không có điều gì trong cuộc sống mà không hàm chứa trong đó những bài học. Có lúc bạn sẽ vô cùng thích thú nhưng cũng có lúc bạn sẽ thấy chán phèo và có những bài học khiến bạn đau. Nhưng hãy hiểu rằng điều quan trọng là bạn rút được gì sau những bài học đó.

3. "Kia" không bao giờ tốt bằng "đây". Khi những cái "kia" trở thành cái "đây" của bạn, bạn sẽ dễ dàng để mắt tới những cái "kia" khác vì nghĩ rằng nó có vẻ tốt hơn cái "đây" bạn đang có. Nên học cách bằng lòng với chính mình vì đôi khi thực chất những cái "kia" không thể bằng những cái "đây" được.

4. Tự bạn sẽ quyết định cuộc sống của mình. Bạn sẽ có những công cụ và nguyên liệu cần thiết nhưng pha chế nó như thế nào là nhờ chính đôi tay trái tim và khối óc của bạn. Vì vậy đừng trông chờ vào may mắn mà hãy chú ý đến chính bản thân mình đi.

5. Bạn sẽ quên tất cả những điều tôi nói ở trên. Thật đấy, cũng không cần thiết phải nhớ quá nhiều như vậy. hãy cứ nhìn đời như một ly cocktail đủ mọi hương vị và màu sắc. Chua vẫn có thể làm cho ngọt. Ngọt vẫn có thể làm cho đằm. Không một bartender nào có thể pha một ly cocktail thật tuyệt ngay từ lần đầu tiên. Và chắc chắn là bạn sẽ luôn có đủ nghị lực, niềm tin và lạc quan để pha ly cocktail cho mình chứ.