Một ngày đẹp trời, Phượng Hoàng tổ chức một bữa tiệc lớn để kết nghĩa hàng xóm với muông thú rừng bên. Lẽ đương nhiên Quạ Đen cũng được mời tới làm thượng khách. Đúng ngày giờ dự tiệc, Quạ Đen tự tin thủng thẳng đi tới khu hội, lũ trật tự viên nhìn bộ dạng của Quạ Đen bèn sắp cho nó ngồi cùng lũ gia nhân đi theo khách mời. Quạ Đen bực mình lắm, nó lớn tiếng quát mắng ầm ĩ và cho rằng mình đang bị xúc phạm, rằng mình đang bị vô ơn. Nghe tiếng ồn, Phượng Hoàng chạy ra thấy vậy bèn vội đón Quạ Đen vào khu thượng khách. Lạ lùng thay khi vào đến nơi thì Quạ Đen bỗng chựng lại trước những ánh mắt lạ lẫm không thân thiện của những vị khách mời, theo ánh mắt của họ, Quạ Đen vội cúi xuống nhìn bộ dạng của mình, rồi lại ngẩng lên nhìn vẻ sang trọng của mọi người xung quanh. Bỗng Quạ Đen thấy mất hết tự tin, nó thấy bộ dạng của mình thật lạc lõng trong khung cảnh đẹp đẽ, sang trọng này. Quạ Đen bừng tỉnh vội đi gột rửa lông cánh, chải chuốt cẩn thận rồi mới quay lại dự tiệc. Tại đó Quạ Đen được đón chào trọng vọng tương xứng với dáng vẻ tươm tất, uy nghi và thông thái của nó.
Sau bữa đó, Quạ Đen hiểu ra rằng với những người hàng xóm quen nhờ vả vào tài của nó thì người ta không hay để ý. Nhưng ra ngoài thiên hạ nếu chỉ ỷ tài mà không chú ý dáng vẻ của mình thì cũng khó mà được chấp nhận. Từ đó Quạ Đen ta luôn chú ý chăm chút bộ dạng của mình và ngày càng trở nên nổi tiếng, được trọng vọng ở mọi vùng.
2. Cốt lõi kế sách :Cho đến khi người sản xuất chiếc máy gặp được Frank Robinson người đã sáng tạo ra logo Coca cola – cũng được coi là người sáng lập ra ngành mỹ thuật công nghiệp, gợi ý về kiểu dáng cho chiếc máy photocopy. Mặc dù chiếc máy photocopy rất tiện lợi nhưng kiểu dáng của nó hoàn toàn không phù hợp với một thiết bị văn phòng. Vấn đề cần phải giải quyết ở đây là phải tạo cho chiếc máy một hình thức đẹp, hiện đại và phù hợp. Sau nhiều tháng nghiên cứu, chế tạo từ một khối sắt thép to lớn, chiếc máy photocopy thay đổi để trở thành chiếc máy với vẻ ngoài gọn nhẹ, trắng muốt. Kể từ đó, chiếc máy photocopy trở thành một loại máy móc không thể thiếu được trong bất kỳ một văn phòng nào.
Từ ví dụ kinh điển trên chúng ta có thể thấy rõ những đóng góp của ngành mỹ thuật công nghiệp vào việc sản xuất ra các sản phẩm phục vụ đời sống. Sự phát triển của ngành mỹ thuật này là tất yếu và đó cũng là một minh chứng rằng hình thức phù hợp của sản phẩm là một yếu tố quan trọng cấu thành lên sản phẩm và nó cần phải được chú trọng đúng mức.
2. Búp bê Barbie thường xuyên “đổi áo”Búp bê là món đồ chơi quen thuộc đối với các bé gái trên toàn thế giới. Tuy nhiên, từ trước đến nay, đó vẫn chỉ là một loại đồ chơi trong vô vàn các đồ chơi khác. Các búp bê thường có chung một dáng vẻ, được làm bằng gỗ, nhựa hoặc bông với một loại trang phục duy nhất của nhà sản xuất. Cho đến khi thế giới đồ chơi búp bê bị thống trị bởi một người đẹp mới đó là “Búp bê Barbie”- một sản phẩm của nhà máy đồ chơi Mattel, Mỹ. Dung mạo Barbie được thiết kế sinh động như người thật ; mắt to xanh biếc, mũi cao, miệng nhỏ, thân hình thon thả. Ngay từ khi ra đời, Barbie đã ngay lập tức thống lĩnh thị trường đồ chơi búp bê. Những con búp bê kiểu cũ không thể cạnh tranh được với Barbie nữa.
Barbie còn được yêu thích bởi vì nó luôn được đổi mới hàng năm. Dưới tiền đề phải giữ nguyên dung mạo của Barbie, nhà máy đồ chơi Mattel tập trung đổi mới ở phần phục sức. Họ mời Oscar, nhà thiết kế thời trang nổi tiếng của Mỹ thiết kế trang phục cho búp bê này. Căn cứ vào trào lưu của từng thời kỳ, nhà thiết kế này mỗi năm thiết kế tối thiểu hơn 60 loại thời trang cho Barbie. Các bé có thể mặc các trang phục khác nhau cho Barbie tùy theo sở thích của mình cùng với hàng loạt phụ kiện khác nhau như túi xách, đồ thể thao …. Mỗi em bé vì vậy luôn có một búp bê Barbie có dáng vẻ riêng biệt của mình.
Trong vòng ba mươi năm, Barbie đã bán được hơn 300 triệu con. Ở bang Maryland, bốn búp bê Barbie mặc trang phục do các hiệu nổi tiếng thiết kế bán đấu giá được 50 ngàn đô la.
3. Bút Parker bước vào bàn tiệcCho đến một hôm, George Parker chú ý đến hình dáng của những phương tiện giao thông. Để cho thuyền bè xe cộ đi nhanh hơn, người ta thiết kế nó với hình dáng gọn nhẹ, hình giọt nước với nguyên lý khí động học phù hợp. Parker đột nhiên nhận ra rằng không chỉ công năng của sản phẩm mà hình dáng sản phẩm phù hợp cũng là yếu tố quan trọng. Ông liền liên tưởng ngay đến chiếc bút hình giọi nước, hai đầu thon nhỏ. Chiếc bút đó ra đời làm mọi người từ ngạc nhiên đến cảm nhận được hình dáng đẹp đẽ và thuận tiên của loại bút này. Ngay lập tức sản phẩm bút này được sự đón nhận của thị trường, bút Parker từ đó mà phát triển.
Ngày nay bút Parker đã trở thành thương hiệu lớn toàn cầu. Kế thừa truyền thống đó, Parker đã cho ra đời rất nhiều loại bút thiết kế đẹp, sang trọng chiếm được cảm tình của người tiêu dùng trên toàn thế giới.
Một khía cạnh của kế sách này là sự thay đổi kịp thời của một số các nghành nghề để tìm chỗ đứng của mình trong nền kinh tế thị trường khi không chỉ chất lượng mà yếu tố hình thức là một yếu tố quan trọng.
4. Gốm Bát Tràng hồi sinhTrước đây trong thời kỳ bao cấp, Bát Tràng nổi tiếng với các sản phẩm rất gần gũi với người dân Việt như chân đèn, lư hương, độc bình, song bình, bát vẽ, ấm chén, bình tích…. Các sản phẩm đó được bán ra rồi phân phối cho các hộ gia đình.
Sau đó, mặc dù Bát Tràng “đi cùng thời đại” đã có thêm nhiều đồ gốm mỹ nghệ như lọ hoa, đĩa treo, tranh, tượng, phù điêu, con giống, trang sức… Nhưng hầu như nhà nào cũng làm bấy nhiêu mặt hàng mà mẫu mã, chủng loại lại chẳng khác nhau là mấy. Với người thành phố, nói đến gốm Bát Tràng, mọi người thường hình dung đó chỉ là những chén đĩa giả cổ men lam quen thuộc, cũ kỹ, vài loại ấm chén uống trà, bình cắm hoa. Chấm hết! Bán chậm, các chủ tiệm ngại lấy nhiều hàng, và như vậy, càng khiến việc tiếp cận thị trường của gốm Bát Tràng ngày càng khó khăn hơn.
Tuy nhiên, sau công cuộc đổi mới của nhà nước, chế độ bao cấp bị xóa bỏ, các doanh nghiệp cần phải tự tìm lấy hướng đi cho mình. Họ nhận thấy rằng để tồn tại phải có định hướng mới. Vẫn là những bí quyết nung gốm cổ truyền nhưng nếu chỉ có những mẫu mã như vậy thì không thể đáp ứng được nhu cầu khách hàng trong nền kinh tế thị trường nhiều cạnh tranh. Làng gốm đã tập trung đầu tư để tạo ra những sản phẩm với mẫu mã đa dạng, đẹp và phù hợp. Bà chủ Quang Vinh ceramics đã thuê hẳn 5 nhà thiết kế người Hà Lan chuyên sáng tác các sản phẩm xuất khẩu. Họ còn cử người đi đào tạo ở các trường đại học Mỹ thuật công nghiệp, đại học Bách khoa v.v…. Và kết quả là họ đã sáng tạo ra được những sản phẩm gốm mang đậm tính dân tộc nhưng lại có kiểu dáng đẹp, mang tính thẩm mỹ cao.
Năm 1990, gốm sứ Bát Tràng bắt đầu chinh phục thị trường nước ngoài. Từ đó đến nay, gốm Bát Tràng ngày càng chinh phục nhiều khách hàng khác nhau trên thế giới. Năm 2004, doanh thu xuất khẩu của gốm Bát Tràng đạt trên 204 tỷ đồng. Ngoài Nhật Bản, Hàn Quốc, hiện nay, gốm Bát Tràng đang ráo riết chuẩn bị cho “chuyến viễn du” sang Mỹ và các nước trong khối EU.
Không chỉ tại làng nghề Bát Tràng mà đó chính là điều trăn trở của rất nhiều làng nghề Việt Nam khi bước vào cơ chế thị trường , thâm nhập vào các thị trường nước ngoài. Khi đó, không chỉ dựa vào những bí quyết cổ truyền để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt mà quan trọng hơn là còn phải phụ thuộc vào hình thức mẫu mã của sản phẩm.
5. Thay áo mới, đồ gỗ mỹ nghệ Việt Nam khởi phátTrong thời kỳ bao cấp, các làng nghề này hầu như cung cấp sản phẩm cho những đơn hàng của nhà nước với mẫu mã đơn giản, cổ truyền. Nhưng đến những năm đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX, trước tình trạng thị trường Đông Âu bị mất, ngành đồ gỗ Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh của nền kinh tế thị trường và bộc lộ những hạn chế.
Sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ là một nghề tự do, thợ lành nghề tiếp thu kinh nghiệm qua phương thức “Cha truyền con nối” chứ không có trường lớp đào tạo cơ bản. Đồ gỗ mỹ nghệ của ta vì thế còn đơn điệu về kiểu dáng, thiếu tính chuyên nghiệp trong thiết kế. Ngay thị trường trong nước, cũng do mẫu mã đơn điệu mà đa số khách hàng chỉ đặt hàng theo sở thích riêng nên hình thức bán lẻ vẫn là chủ yếu.
Để tìm được thị trường của mình, ngoài việc duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm, đồ gỗ Việt Nam còn cần phải tăng cường đầu tư để đa dạng hóa mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm để làm vừa lòng các thị trường mà tại đó khách hàng sẵn sàng trả giá cao gấp 3 lần cho một sản phẩm có mẫu mã đẹp với chất lượng bằng các sản phẩm khác cùng loại.
Tìm ra hướng đi đúng, tập trung vào việc cải tiến mẫu mã, đồ gỗ Việt Nam hiện nay đã được đánh giá là mẫu mã đa dạng, phong phú, tinh xảo, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu sản phẩm gỗ có tên tuổi trong khu vực và đang nổi lên như một nước xuất khẩu đồ gỗ đầy tiềm năng của thế giới. Bốn thị trường quan trọng của đồ gỗ Việt Nam là châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ và lãnh thổ Đài Loan, trong đó Hoa Kỳ là thị trường có tốc độ phát triển cao nhất: 128% trong năm 2003 và dự kiến 150% trong năm 2004
kienthuclamgiau.com
No comments:
Post a Comment