Wednesday, October 22, 2008

Cuộc sống và tham vọng

Cuộc sống, tham vọng, mục đích, lí tưởng... chúng dày vò, tra tấn tâm tưởng con người hết đêm rồi lại ngày.

Andre

Đó là một điều khó chịu chăng?

Đúng, nó làm con người ta bứt rứt.

Tại sao không gạt bỏ nó đi?

Có những cái là không thể và đây là một ví dụ.


Sống khó chịu vậy thì làm sao mà sống?

Khó chịu cũng phải sống bởi người ta sống được một phần là nhờ cái khó chịu đó. Tham vọng, mục đích gián tiếp duy trì cuộc sống chúng ta.

Tham vọng có tốt không?

Không biết nữa, nhưng có lẽ tốt, bởi đối với rất nhiều người nó là mục đích sống, là lí tưởng.

Có khi nào nó ở trường hợp ngược lại?

Có thể. Mọi người đều có mục đích sống và cố gắng đạt được nhưng khi thất bại họ cảm thấy bí bách, thất vọng, chán trường và có thể tìm đến cái chết.

Chết "dễ" vậy sao?

Không, bản năng sống không cho họ làm điều đó. Nó sẽ "bắt" họ sống để nhận ra rằng cuộc sống không hề đơn giản, con người luôn cần phải có sự cố gắng.

Vậy tại sao vẫn có nhiều người tự vẫn?

Những cá thể không theo được vòng xoay cuộc sống sẽ bị tự động đào thải.

Cũng có người tự vẫn chỉ vì cho rằng cuộc sống nhạt nhẽo?

Đúng, nhưng chỉ với những người không mục đích sống, không lí tưởng và là những con người "ích kỷ".

Nói vậy liệu có nặng lời khi con người tự có quyền quyết định mình sống hay chết?

Không, khi bản năng sống không còn cố gắng cũng chỉ vậy thôi.

Một ví dụ cụ thể về những con người như vậy?

Người trẻ có quá đầy đủ về vậy chất, không còn động lực phấn đấu ắt tự sinh suy nghĩ cuộc sống đơn giản, nhàm chán hay sống "chỉ thế thôi ư?"

Có giải pháp nào không?

Có đấy, bắt chúng đi làm lúc đó mới hết thời gian nghĩ linh tinh. Lao động cũng là một cách con người ta thấm thêm về cuộc sống.

Nhưng cũng có một số trường hợp không như nêu ở trên?

Đúng! Họ bị đuối cảm giác không hoà nhịp được với vòng xoáy của xã hội đặc biệt ở những nơi cuộc sống ở "cường độ cao".

Phải làm gì với những con người đó?

Nên chấn chỉnh về cái tôi mà bản thân đánh giá chưa đúng mức.

Nhưng cái khó ở chỗ, họ quẫn trí lên thì chết với sống cũng như nhau cả thôi?

Nên xem lại nền tàng nhận thức và môi trường sống của họ.

Còn với một số trường hợp muốn chết khác?

Tâm lí thần kinh không ổn định, nên đi gặp bác sĩ. Những người này thường không tính bởi tính chất bệnh lý.

Nhưng có những người bị sức ép quá lớn thì sao?

Cái gì cũng có mức độ. Con người cũng vậy nhưng quan trọng là độ lớn khác nhau của các mức độ tạo ra từ nhận thức như thế nào.

Ví dụ cụ thể về "mức độ"?

Có những người "quyên sinh" vì... trượt đại học. Chỉ là va vấp có tí gợn đầu đời mà còn không chịu được thì nếu sống tiếp sẽ còn tự tử nhiều lần nữa.

Nghĩ thế nào về tự tử?

Thường là rũ bỏ trách nhiệm hay cái tôi đi cao quá mức cho phép.

Những con người nghĩ cuộc sống đơn giản là như thế nào?

Sống chỉ để là sống bởi đã được sinh ra trên đời.

Vô trách nhiệm quá chăng?

Đúng. Được sinh ra và sống là may mắn lớn nhất của mỗi con người vậy nên có tí trách nhiệm với cuộc sống một chút: thứ nhất là tốt cho bản thân, thứ hai là cho gia đình và xã hội.

Vậy cuộc sống con người ta cần nhất điều gì?

Ngoài yếu tố căn bản duy trì sự sống thì mục đích, lí tưởng, tham vọng là những điều con người ta nên cần.

Tại sao nói tham vọng rất cần cho cuộc sống?

Nó trực tiếp gây nhiều tương tác cho xã hội và giúp con người phát triển.

Có thể cụ thể hơn?

Hãy nhìn xung quanh và tự hỏi bao nhiêu thứ đang được tạo ra tham vọng.

Nhưng tham vọng lớn quá sẽ có tiêu cực?

Cái gì cũng có mặt phải và mặt trái, nhưng tiêu cực là sự sống thì con người phải học cách chấp nhận vì bản năng sống. Phải có tham vọng con người mới có động lực và tiến bộ.

No comments: