Friday, October 26, 2018

Có tâm lý kẻ mạnh như loài Sói: Bạn đã thắng 90% trận chiến cuộc đời

Ngày nay, trong sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, muốn ở vị trí không bao giờ thua, muốn trở thành người thành công mà không có được tinh thần như của loài sói thì không thể làm được. Tâm lý kẻ mạnh là một tâm lý kiên cường khi đối mặt với khó khăn, không bao giờ khuất phục, là sự bình tĩnh khi đối mặt với khó khăn, là sự kiên nhẫn không hề từ bỏ nếu chưa đạt mục đích. Một người chỉ cần có tâm lý kẻ mạnh này thì sẽ dám đối diện với những khó khăn và thất bại, dám thách thức, thành công đối với họ sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian.
Sức mạnh kiên định để thực hiện "dã tâm"
Một người đi trên con đường bước đến thành công, có thể anh ta bắt đầu từ hai bài tay trắng những không thể không có mơ ước. Một người nếu muốn thành công phải xác định rõ khát vọng lớn nhất đời mình là gì, chỉ khi đó chúng ta mới dồn sức theo đuổi và là niềm hứng thú trong cuộc đời.
Sói có thể theo đuổi con mồi của mình nhiều ngày liền mà không từ bỏ cho đến khi hạ gục nó. Con người có thể học được điều này bằng cách nắm chặt và không từ bỏ mục tiêu khi đã xác định được nó. Cuộc đời không có thất bại, chỉ có từ bỏ, không từ bỏ sẽ không thất bại.
Luôn có rất nhiều người kết luận thất bại quá sớm, khi vừa mới gặp một chút trắc trở liền sinh ra nghi ngờ công việc của mình, thậm chí còn nữa đường đứt gánh, vậy nỗ lực trước đây chẳng phải là vô ích sao. Chỉ có những người trải qua được sóng gió và biết bao thử thách mới có thể là người thắng lợi cuối cùng. Vì thế chưa đi đến cửa cuối cùng thì quyết không từ bỏ, luôn tin tưởng : Người thành công thì không từ bỏ, người từ bỏ thì không thành công.
Có tâm lý kẻ mạnh như loài Sói: Bạn đã thắng 90% trận chiến cuộc đời - Ảnh 1.
Thách thức đối thủ mạnh hơn mình
Chúng ta cần giống như loài Sói, dám thách thức những đối thủ mạnh hơn bản thân mình. Chỉ cần bạn có tâm lý này thì những việc tưởng chừng như "không thể" sẽ có thể trở thành "có thể". Dám thách thức trên thực tế chính là tạo áp lực cho chính mình. Không có áp lực sẽ không có động lực. Thử nghĩ, một người có cuộc sống rất thoải mái hoặc là làm những công việc đơn giản. Vòng lặp như vậy, năm này qua năm khác anh ta có thể được những gì từ trong đó? Dũng khí, ý chí của anh ta sẽ được bồi dưỡng bằng cách nào đây? Trong môi trường tiện nghi đó chỉ làm thui chột ý chí của con người, ăn mòn ý chí đấu tranh của chúng ta mà thôi. Nếu chúng ta coi cuộc đời như một trận thi đấu, với tư cách là vận động viên ưu tú, trong quá trình huấn luyện chỉ có thể không ngừng nâng cao mục tiêu của mình thì cuối cùng chúng ta mới dành chiến thắng.
Tinh thần dám thách thức với những việc "không thể hoàn thành" là nền tảng gặt hái thành công. Có rất nhiều người lại có một nhược điểm chết người đó là thiếu dũng khí thách thức, chỉ nguyện làm "chuyên gia an toàn" cẩn thận một cách thái quá, đối với những việc phát sinh khó khăn bất thường không dám chủ động phát động "tấn công", lẫn trốn và lẫn trốn, mong muốn có thể chạy trốn đến chân trời góc bể.
Khi chúng ta dám thách thức với những việc "không thể hoàn thành", giả dụ thất bại thì cũng đừng nên ủ rủ, thất vọng, chúng ta sẽ được mọi người ghi nhận vì chúng ta có thái độ làm việc dám thách thức với những thử thách khó khăn, chúng ta là dũng khí. Những thứ chúng ta trải nghiệm, đã có được đều là những thứ mà kẻ nhát gan không dám làm không bao giờ có cơ hội được biết bởi vì họ căn bản không dám thử sức.
Có tâm lý kẻ mạnh như loài Sói: Bạn đã thắng 90% trận chiến cuộc đời - Ảnh 2.
Dũng cảm đối diện với hiện thực
Loài sói thực sự là kẻ mạnh. Tâm lý của kẻ mạnh là khi gặp trở ngại không oán trách người khác, khi thấp bại không tìm cớ biện minh. Bởi kẻ mạnh không tìm lý do oán trách mà dám dũng cảm đối mặt với hiện thực.
Tâm lý của kẻ mạnh có thể nhào nặn nên loài sói kiên cường, càng có thể tôi luyện thành người thành công. Đối mặt với khó khăn, thắng lợi luôn là những người có tâm lý tích cực. Khi khởi  bước cuộc đời, tâm lý của bạn sẽ quyết định kết cục cuối cùng.
Chấp nhận mạo hiểm mà không rụt rè
Loài sói có thể thực hiện được dã tâm điều quan trọng nhất là phải mạo hiểm, nhưng hành động mạo hiểm của loài sói là hành vi mạo hiểm được xây dựng trên cơ sở lý trí. Nếu sói không có tinh thần mạo hiểm sẽ không đi thách thức những con vật to lớn khỏe hơn nó, trong tình hình thức ăn thiếu thốn, có lúc sói không có chỗ nào phải lựa chọn, phải dùng sự mạo hiểm để đi thách thức với những việc xem chừng như là không thể đó.
Với tư cách là cá nhân, chúng ta muốn thực hiện dã tâm, mong ước thành công, tương tự cần phải có tinh thần mạo hiểm này của loài sói. Yêu cầu mạo hiểm đối với người thành công trước tiên phải có tinh thần dũng cảm nhưng không phải mạo hiểm một cách mù quảng. Người thành công đầu tiên cần có mục tiêu rõ ràng, dũng cảm thực hiện, mạo hiểm đi làm dưới sự thúc dục của mục tiêu.
Có tâm lý kẻ mạnh như loài Sói: Bạn đã thắng 90% trận chiến cuộc đời - Ảnh 3.
Tâm lý tích cực, luôn khích lệ bản thân
Để khích lệ bản thân bạn phải học cách khích lệ người khác. Để khích lệ người khác bạn phải cố gắng hiểu được các nguyên tắc khích lệ bản thân. Hình thành thói quen khích lệ bản thân bằng tâm lý tích cực, bạn sẽ có thể nắm chắc được vận mệnh của bản thân mình.
Mấu chốt của thành công là khích lệ bản thân, linh hồn chờ đợi, hy vọng điều gì thì sẽ có thể làm thành cái đó. Hy vọng cổ vũ tính sáng tạo, khích lệ mọi người cố gắng theo đuổi sự nghiệp, tăng thêm tài năng và biến ước mơ thành hiện thực.
Hãy giữ tư tưởng tiến thủ của bạn một cách tích cực để biến nó thành hy vọng, bạn sẽ phát huy được hết tài năng của mình và đạt đến cảnh giới cao nhất.
Sự hăng hái giúp sinh ra năng lượng lớn mạnh
Có sự theo đuổi, sự hăng hái không ngừng như của loài sói là rất quan trọng. Sự hăng hái có thể làm tan chảy tất cả. Sự hăng hái bắt nguồn tự nội tâm, khiến con người tràn đầy đam mê và sức lan truyền. Trước mặt một người có khả năng tích cực, dù cho là tảng băng cũng không thể thờ ơ.
Nhân tố thành công của một người có rất nhiều nhưng đứng đầu trong số đó là hăng hái. Không có đủ sự hăng hái thì cho dù bạn có năng lực thế nào cũng không phát huy được. Sự hăng hái chính là sự hung phấn trong nội tâm, sau đó phân tán khắp các cơ bắp trong cơ thể. Sự hăng hái chính là phẩm chất riêng của sự nhiệt huyết, của tinh thần tồn tại trong sâu thẳm tâm hồn của mỗi người.
Sự hăng hái là linh hồn của công việc, thậm chí là bản thân cuộc sống. Người trẻ nếu không thể tìm thấy niềm hứng thú trong công việc mỗi ngày, chỉ làm để muốn tồn tại thì trước sau gì cũng thất bại. Sự hăng hái là sức mạnh to lớn để chiến thắng được mọi khó khăn, khiến bạn giữ được sự tỉnh táo, thúc dục bạn khao khát thành công. Sự hăng hái sẽ làm bạn mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Làm tốt mỗi việc từ những điều nhỏ nhất
Có thể bạn cho rằng mình quá kém cỏi, cơ hội và xác suất để thành công một lần cũng hầu như là rất mong manh. Nhưng mấu chốt vấn đề không phải ở địa vị hiện nay của bạn thấp bé thế nào hoặc con đường trong công việc nhỏ hẹp ra sao, chỉ cần bạn có lực đẩy mạnh mẽ như ở loài sói, chỉ cần bạn không giới hạn trong chiếc lồng nhỏ hẹp như loài sói, chỉ cần bạn có khát vọng săn bắt thành công như loài sói, chỉ cần bạn ngoan cường như loài sói, và tính nguyện nỗ lực gian khổ vì nó, như vậy, bất cứ chướng ngại nào đều không thể ngăn trở bước tiến thành công của bạn.
Có tâm lý kẻ mạnh như loài Sói: Bạn đã thắng 90% trận chiến cuộc đời - Ảnh 4.
Tích gió thành bão, tích tiểu thành đại.
Cuộc đời không phải là cuộc thi chạy cự li ngắn, không ai có thể thành công trong một sớm một chiều. Bạn cần phải thông qua quá trình nỗ lực bền bỉ thì mới dần dần tránh xa sự tầm thường, mới có thể có cuộc đời huy hoàng tráng lệ.
Dám ước mơ - không xao nhãng việc hướng đến thành công
Sói rất thông minh, ở một số phương diện chúng còn thông minh hơn cả con người. Chúng không ngừng suy nghĩ những bản kế hoạch lớn hơn vì sự thành công, chỉ sói đầu đàn định được mục tiêu, tất cả các thành viên khác sẽ lao vào thực hiện theo một cách không phản khán, phấn đấu một cách kiên nhẫn không từ bỏ.
Một người không sợ khó khăn, không xem nhẹ sự thất bại, tin tưởng 100%, hướng về mục tiêu đã định sẳn không bao giờ quay đầu thì mới hướng đến thành công trong lúc tuổi trẻ. Mong muốn thực hiện nguyện vọng càng mảnh liệt thì khả năng thành công sẽ càng lớn.
Khoảng cách giữa thành công và thất bại nhiều khi rất nhỏ, một lần dao động cũng có thể thay đổi hoàn toàn cuộc đời bạn. Mục tiêu trong lòng phải đủ lớn để khiến cho ý thức và tiềm thức của bạn có phản ứng và sinh ra sức mạnh vừa đủ thì mới biến suy nghĩ trong lòng thành hiện thực. Nếu bạn dang rộng đôi cánh ước mơ trong lòng thì những gặt hái trong cuộc đời bạn càng nhiều. Cũng chính là nói, chỉ khi bạn có mục tiêu lớn thì mới có thể đạt được thành công to lớn.

Người bị động thích "há miệng chờ sung" sẽ sớm bị xã hội đào thải, người chủ động không có thời gian than vãn, kêu khổ sở

Gần đây tôi có nghe một chương trình trò truyện, người kể chuyện là là một người đại diện của một công ty phương tiện truyền thông có tiếng, nay đã nghỉ hưu. Ông ấy có kể về những lần đích thân phỏng vấn tuyển nhân viên cho công ty. Khi phỏng vấn những nhân viên mới và thực tập sinh, ông thường đặt ra những câu hỏi kiểu như: "Làm món trứng sốt cà chua như thế nào?".
Các ứng viên cảm thấy thật khó hiểu và thường lúng túng trước câu hỏi này của ông, có người lắp ba lắp bắp, dè chừng nói ra công thức, có người lại nói rằng mình không biết nấu ăn, hoặc chỉ là không biết làm món này thôi.
Thế nhưng có một cậu thanh niên trả lời thế này: "Tôi nghĩ câu hỏi này khá thú vị, tôi nghĩ ngài cũng chẳng định thử xem tài nấu ăn của tôi ra sao đâu, tôi cũng chẳng phải là một người nấu ăn giỏi, thế nhưng tôi lại khá thích thú với các loại cocktail, nếu ngài cảm thấy hứng thú tôi có thể nói với ngài về chúng."
Tôi đánh giá cao câu trả lời của cậu thanh niên ấy. Dĩ nhiên công ty chúng tôi không tuyển đầu bếp, cái chúng tôi muốn thấy chính là kiểm tra năng lực diễn đạt, tu duy logic và năng lực vượt qua những áp lực của bạn. 
Cậu thanh niên ấy gặp một câu hỏi khó có thể suy nghĩ sâu xa hơn một chút, có thể đặt lại vấn đề, biến bị động thành chủ động, biến bất lợi thành lợi thế, thì trong công việc khả năng chủ động làm việc cũng như giải quyết vấn đề sẽ còn cao hơn như vậy. Nếu không có khả năng chủ động giải quyết vấn đề một cách mạnh mẽ thì có lẽ cũng chẳng thể làm được mấy hôm.
Người bị động thích há miệng chờ sung sẽ sớm bị xã hội đào thải, người chủ động không có thời gian than vãn, kêu khổ sở - Ảnh 1.
02
Những năm gần đây, tôi không còn quen với bị động nữa, luôn biến bị động thành chủ động là quy luật sắt của tôi trong cuộc sống của tôi.
Tôi có may mắn gặp được rất nhiều  bạn bè chủ động mà đã đạt được hạnh phúc cho bản thân. Từ bản thân họ tôi thấy được nhiều điều. Ví như một người bạn của tôi hiện đang làm cho một công ty hàng đầu thế giới, cô luôn luôn chủ động tìm kiếm điều khiến cô thích thú, những cơ hội giúp cô có thể làm những điều đó. Cô không sợ hãi dấn thân vào một lĩnh vực mới, "hãy cứ thử đi, hãy cứ hết mình với điều bản thân mình muốn, biết đâu được...".
Và chính nhờ động lực từ câu nói đó, đã giúp cô thể hiện xuất sắc trong những vòng phỏng vấn khắt khe của công ty cô đang làm việc bây giờ, trong công việc hiện tại để leo lên được vị trí khá cao như bây giờ.
03
Dĩ nhiên, chúng ta cũng thấy rất nhiều những ví dụ cho việc vì bị động mà chịu thiệt thòi.
Gặp phải vấn đề gì cũng không dám hỏi, không dám có yêu cầu gì. Phỏng vấn không qua, thất bại trong công việc cũng chẳng dám đối mặt với những khuyết điểm của bản thân, cũng chẳng chịu đi tìm hiểu lý do tại sao chúng ta không qua nổi vòng phỏng vấn, thất bại trong lĩnh vực này, thất bại trong lĩnh vực kia. 
Hãy chủ động với những điểm chưa tốt của mình bởi như vậy chính là đang nỗ lực cho những cơ hội lần sau, giúp cho bản thân hoàn thiện thêm nữa.
Đối với những người không chủ động, đối mặt với những rắc rối, khó khăn phát sinh trong công việc, thường sẽ cầu cứu người khác, hoặc là ngồi đợi một cách thụ động, chứ không chủ động tìm phương pháp giải quyết vấn đề. 
Người bị động thích há miệng chờ sung sẽ sớm bị xã hội đào thải, người chủ động không có thời gian than vãn, kêu khổ sở - Ảnh 2.
Hoặc sau khi làm việc một thời gian thấy có vị trí phù hợp với năng lực, hoặc có cơ hội thăng tiến cũng không dám phấn đấu, giành lấy vị trí ấy, cứ mãi ở trong vòng an toàn chẳng dám đặt chân đi đâu.
Càng ngày càng quen với việc bị động, luôn luôn có cảm giác không an toàn, cảm giác bản thân như người vô hình. Họ bị động chờ đợi, bỏ qua cơ hội, rồi lại ngồi đấy nghĩ về những cơ hội đã qua và hối hận, để rồi những lần tiếp theo lại tiếp tục như vậy, không vượt qua được.
Thế nhưng một người có mục tiêu theo đuổi, sẽ không chỉ ngồi đó chờ đợi cơ hội đến với mình, đợi sếp nhận ra năng lực của mình? Đợi đến ngày được tăng lương? Không, họ còn chẳng có thời gian để đổ lỗi, than vãn, hối hận hay cảm thấy bị xui xẻo, bởi họ biết rằng, chủ động nỗ lực một chút sẽ làm cuộc sống thoải mái hơn rất nhiều, cứ mãi bị động không chỉ làm cho chính ta cảm thấy không vui mà còn chẳng biết đến ngày nào sẽ bị xã hội đào thải nữa. 
Vậy nên, hãy thử chủ động lấy dù chỉ một lần, cho dù phải lấy hết sức bình sinh, cho dù phải thấp thỏm lo âu chuẩn bị ngày đêm, rồi bạn sẽ thấy điều kì diệu, và sẽ có những lần sau. 
Đừng để vỏ bọc bị động giam cầm chúng ta khỏi sự cố gắng, ngăn cản chúng ta giành lấy những cơ hội nhìn thấy một tương lai tốt đẹp hơn.
http://cafebiz.vn/nguoi-bi-dong-thich-ha-mieng-cho-sung-se-som-bi-xa-hoi-dao-thai-nguoi-chu-dong-khong-co-thoi-gian-than-van-keu-kho-so-20181011092435221.chn

Cách kiếm tiền của người khôn ngoan: Hiểu rõ "dùng sức" thu nhập được tính theo giờ, "dùng trí" thu nhập được tính theo tháng, "dùng tiền" thu nhập được tính theo cấp số nhân

Là con người, đặc biệt là người trưởng thành, ai cũng có mong ước kiếm được thật nhiều tiền để cải thiện và nâng cao cuộc sống của mình và gia đình. Vậy theo bạn, cách kiếm tiền nào là tốt nhất, chúng ta hãy cùng phân tích theo 3 cách dưới đây:
Cách kiếm tiền của người khôn ngoan: Hiểu rõ dùng sức thu nhập được tính theo giờ, dùng trí thu nhập được tính theo tháng, dùng tiền thu nhập được tính theo cấp số nhân - Ảnh 1.
Dùng tiền kiếm tiền
Thế nào là dùng tiền kiếm tiền? Chơi cổ phiếu? Cho vay tiền? Hay gửi ngân hàng?
Thật ra những cách đó đều không phải là cách tốt nhất. Chơi cổ phiếu phải dựa vào may rủi, cho vay tiền thì rất nguy hiểm mà gửi ngân hàng thì lãi suất thấp.
Nếu chọn mấy cách này còn không bằng dùng tiền mua một cửa hàng để kinh doanh. Chú ý, là dùng tiền "mua" chứ không phải "mướn".
Bạn biết đấy, giá cả ngày càng "leo thang", và việc bạn bỏ tiền ra mướn một cửa hàng khi không chắc chắn về lượng khách hàng và số tiền lời thu lại được là một việc rất nguy hiểm. Chúng ta nên dùng tiền đầu tư cho sự nghiệp, nhưng phải đầu tư một cách khoa học, có kế hoạch, chứ không phải đầu tư bằng cách "vung tiền qua cửa sổ".
Tuy nhiên không phải chỉ có những người giàu có, có tài sản nhiều mới có thể thực hiện cách này. Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có thể. Nếu không có vốn, đầu tiên chúng ta nên kiếm tiền bằng những công việc lao động quen thuộc và tiết kiệm tiền, sau đó dùng tiền này để đầu tư nhằm khiến chúng sinh lời.
Tỷ phú Lee Shau Kee, người được mệnh danh là "Warren Buffett của Hong Kong", là một trong những người nổi tiếng về việc làm giàu bằng cách "dùng tiền kiếm tiền".
Mặc dù cha Lee Shau Kee là một người chuyên kinh doanh vàng, tiền tệ. Nhưng khi nối nghiệp cha mình, ông không chỉ dừng lại ở đó mà còn xuất sắc gia nhập vào lĩnh vực bất động sản và xây dựng. Với số vốn ít ỏi ban đầu, hiện nay ông đã lập ra được nhiều công ty lớn nổi tiếng trên thế giới.
Đây là cách kiếm tiền tốt nhất, thông minh nhất, nhưng đòi hỏi người thực hiện nó phải sáng suốt và đưa ra cách làm đúng đắn.
Nếu bạn quyết tâm muốn làm sếp, muốn thay đổi cuộc sống công sở vô vị hay cảnh làm công cực khổ cho người khác thì nên suy nghĩ đến cách kiếm tiền này.
Cách kiếm tiền của người khôn ngoan: Hiểu rõ dùng sức thu nhập được tính theo giờ, dùng trí thu nhập được tính theo tháng, dùng tiền thu nhập được tính theo cấp số nhân - Ảnh 2.
Dùng trí kiếm tiền
Đây là cách phù hợp cho những ứng viên sáng giá, có năng lực hoặc sự siêng năng, chăm chỉ.
"Dùng trí kiếm tiền" phụ thuộc vào trình độ, năng lực và thậm chí là cả ngoại hình, kỹ năng mềm của bạn.
Năng lực bạn càng cao, mức lương của bạn cũng càng cao.
Khi chúng ta mới tốt nghiệp ra trường, chưa có kinh nghiệm và số tiền làm vốn trong tay, đây đúng là cách thích hợp nhất để phát triển bản thân. Tuy nhiên đến một giai đoạn nào đó, có thể là sau năm 35 tuổi, cũng có thể là trước năm 35 tuổi, chúng ta sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, stress bởi nhiều yếu tố: tuổi tác lớn, sức khỏe kém, khả năng bị đào thải cao, sự cạnh tranh khốc liệt với lớp trẻ đầy nhiệt huyết và năng động,...
Thế nên "dùng trí kiếm tiền" mặc dù là một cách làm tốt, thể hiện được giá trị và địa vị của bản thân trong xã hội. Tuy nhiên sẽ rất dễ gặp những trường hợp áp lực, đặc biệt là khi tuổi tác ngày càng cao.
Bạn có biết anh chàng Đinh Minh Quyền (29 tuổi), người đã thành công trong việc thuyết phục Shark Thủy đầu tư 5 tỷ đồng cho chuỗi Talks cafe của mình hay không?
Thực chất Minh Quyền học bên ngành Tài chính và cũng đã có kinh nghiệm làm việc 8 năm tại ngân hàng, thế nhưng tại sao anh ta lại quyết định kêu gọi vốn và đầu tư vào lĩnh vực giáo dục?
Bởi vì anh nhận ra tại địa bàn Biên Hòa, Đồng Nai, học sinh và sinh viên cũng như công nhân không có nhiều môi trường sinh hoạt, học tập tiếng Anh như ở thành phố. Với mong muốn tạo ra một môi trường học tiếng anh giá rẻ, anh đã nghĩ đến việc mở một quán cà phê giao tiếp toàn bằng tiếng Anh.
Đây là một mẫu người điển hình cho trường phái "dùng trí kiếm tiền", sau đó mới "dùng tiền kiếm tiền".
Anh dùng 8 năm kinh nghiệm làm việc cho các công ty để tích lũy tiền vốn và trau dồi khả năng ngoại ngữ cho bản thân, sau đó tự mình đi thuê mặt bằng các quán cafe, thuê giáo viên và mở Talks cafe, bắt đầu con đường trở thành một doanh nhân trong xã hội.
Cách kiếm tiền của người khôn ngoan: Hiểu rõ dùng sức thu nhập được tính theo giờ, dùng trí thu nhập được tính theo tháng, dùng tiền thu nhập được tính theo cấp số nhân - Ảnh 3.
Dùng sức kiếm tiền
Nếu như thu nhập của "dùng trí kiếm tiền" được tính theo tháng thì thu nhập của "dùng sức kiếm tiền" chỉ được tính theo giờ.
Mặc dù nghề nghiệp không phân sang hèn, chỉ cần là nghề nghiệp chân chính đều đáng được tôn trọng, tuy nhiên chỉ dùng sức để kiếm tiền thì rất khó để làm giàu, để thành công.
Sức khỏe con người là một tài sản vô giá mà không có gì có thể mua được, nhưng nếu chúng ta cứ sử dụng nó một cách không trân quý, đến khi sức khỏe cạn kiệt thì chỉ có "mất cả chì lẫn chài."
Người nông dân có thể giàu chỉ khi biết vận dụng sức khỏe và trí tuệ của mình. Khi ông ấy có thể đưa ra những ý kiến hay cho ngành trồng trọt, chăn nuôi, hoặc sáng tạo ra những loại máy móc hay, có hiệu quả.
Thế nên, cần nhớ rằng, mặc dù mỗi người trong chúng ta có một khởi đầu khác nhau, nhưng nếu muốn kết quả thế nào, phụ thuộc vào thái độ, suy nghĩ và lựa chọn của bạn.
http://cafebiz.vn/cach-kiem-tien-cua-nguoi-khon-ngoan-hieu-ro-dung-suc-thu-nhap-duoc-tinh-theo-gio-dung-tri-thu-nhap-duoc-tinh-theo-thang-dung-tien-thu-nhap-duoc-tinh-theo-cap-so-nhan-2018101017214969.chn

Thursday, November 16, 2017

Quản lý thời gian với nguyên tắc 80/20

Quản lý thời gian là một trong những kỹ năng mềm tối quan trọng mà một người phải có nếu muốn thành công trong công việc
Nhiều hệ thống quản lý thời gian thực ra lại đang giúp bạn lãng phí thời gian. Đây là một cách đơn giản giúp bạn sử dụng thời gian thông minh hơn. Khi bạn lập ra những danh sách việc cần làm, tạo thời gian biểu, đặt lịch hẹn, v.v…, nhiều khả năng là bạn đang lãng phí phần lớn thời gian của mình.

Hoá ra, một định luật Toán học, gọi là Quy luật Pareto, nói rằng (trong phần lớn trường hợp) 80% các kết quả đến từ 20% các nguyên nhân. Ví dụ nổi tiếng nhất của điều này là một thực tế thường thấy trong công việc kinh doanh: 80% doanh thu được tạo ra bởi 20% đội bán hàng. (Có cả chục ví dụ khác, từ phân bổ của cải cho đến các thảm hoạ tự nhiên.)

Quy luật Pareto đúng với phần lớn các nỗ lực trong công việc. Phần lớn mọi người đạt được 80% thành quả của họ từ 20% nỗ lực họ bỏ ra. Nếu bạn nghĩ thật kỹ về điều đó, điều này có đúng với bạn không? Nó đúng đối với tôi.

► Nghĩ lại về danh sách “việc cần làm”

Thật không may, phần lớn việc quản lý thời gian bao gồm những danh sách những “việc cần làm”, thứ mà 20% công việc thực sự quan trọng của bạn ngang bằng với số 80% việc không quan trọng còn lại. Có một danh sách dài những việc cần làm buộc bạn phải lãng phí thời gian vào những việc mà không thực sự có ý nghĩa.

Điều này đúng kể cả khi bạn cố gắng ưu tiên những việc quan trọng. Rất nhiều việc quan trọng tốn công sức đến nỗi, về dài hạn, chúng không đáng để làm.

Vậy đây là cách mà Quy luật Pareto 80/20 giúp bạn quản lý thời gian hiệu quả hơn.

► Viết ra một bảng xếp hạng mới

Khi bạn lập một danh sách “việc cần làm” nên ưu tiên cho mỗi việc theo công sức mà bạn phải bỏ ra (từ 1 đến 10, với 1 tượng trưng cho “ít công sức nhất”) và theo thành quả có thể đạt được (1 đến 10, với 10 tượng trưng cho “nhiều lợi ích nhất”)

Bây giờ, hãy chia điểm Thành quả cho điểm Công sức phải bỏ ra để tìm ra xếp hạng “ưu tiên” của mỗi việc. Hãy làm việc có xếp hạng “ưu tiên” thấp nhất. Dưới đây là một ví dụ đơn giản

- Việc 1: Viết báo cáo trên đường đi dự họp.

Công sức = 10, Thành quả = 2, Ưu tiên = 5

- Việc 2: Chuẩn bị bài thuyết trình về marketing.

Công sức = 4, Thành quả = 4, Ưu tiên = 1

- Việc 3: Gọi điện cho khách hàng để đặt lịch hẹn.

Công sức = 1, Thành quả = 10, Ưu tiên = 0,1

Bạn thấy xếp hạng ưu tiên mới rồi chứ? Bạn nên làm việc 3 đầu tiên, sau đó đến việc 2, rồi cuối cùng mới đến việc 1 (nếu bạn còn muốn làm).

Phương pháp đơn giản này đảm bảo rằng 20% công sức thực sự đem đến kết quả luôn luôn phải được thực hiện trước. 80% công sức không thực sự có ý nghĩa sẽ tự động bị trì hoãn, và có thể mãi mãi chỉ ở trên lịch.

Tôi biết điều này nghe rất đơn giản, và có thể là quá đơn giản. Tuy nhiên, tôi có thể nói với bạn từ kinh nghiệm của tôi, rằng chưa có một bí quyết gì — thực sự là chưa từng có — giúp tôi làm việc năng suất hơn ngoài cách ưu tiên công việc này cả.

Và chúng ta có một số bí quyết khác để tối ưu hóa việc quản lý thời gian của bản thân

► Thử thách mình với lịch làm việc thật “dày”

Bạn dự định làm bao nhiêu việc mỗi ngày? Bạn có thấy rằng nếu đặt mục tiêu hoàn thành 1 việc mỗi ngày, bạn sẽ dành gần hết thời gian ngày đó để hoàn thành việc này? Nhưng nếu bạn đề ra mục tiêu hoàn thành 2 việc trong cùng ngày, bạn sẽ hoàn thành tốt cả hai. Vậy nếu bạn đặt ra mục tiêu hoàn thành 10 việc trong một ngày, bạn có làm hết không? Dĩ nhiên bạn sẽ không thể hoàn thành tất cả vì bị quá tải. Nhưng bạn có khả năng hoàn tất 7 đến 8 việc trong số đó. Nếu bạn thích chinh phục thử thách, việc đặt ra mục tiêu cao sẽ tạo nên áp lực thật thú vị, kích thích khả năng quản lý công việc của bạn hết sức hiệu quả.

► Tập trung cao để giải quyết dứt điểm công việc

Khả năng làm nhiều việc một ngày có thể rất thú vị đối với bạn. Tuy nhiên đừng để rơi vào chiếc bẫy ôm đồm quá nhiều việc cùng lúc khiến cho công việc của bạn kém hiệu quả. Hãy áp dụng nguyên tắc “giải quyết dứt điểm từng việc một”. Biến thể của lời khuyên truyền thống “Đừng để đến buổi chiều việc bạn có thể làm ngay sáng hôm nay” có thể rất hữu ích với bạn trong trường hợp này. Đồng thời, bạn đừng để những việc linh tinh cắt ngang công việc bạn đang làm dở dang. Nhân viên cần xin ý kiến gấp, email và chat nội bộ là một trong những nguyên nhân khiến bạn mất tập trung và thế là ý tưởng của bạn đột nhiên bay biến hết! Để tăng độ tập trung cho công việc, trong ngày bạn hãy đặt ra lịch gặp cụ thể với nhân viên, dành ra những khoảng thời gian cố định để kiểm tra e-mail và chat nội bộ.

► Phát triển kỹ năng đọc nhanh

Những nhà quản lý thành công nhất là những người có khả năng đọc nhanh “siêu phàm”. Hãy tưởng tượng mỗi ngày bạn nhận hàng trăm email của nhân viên, của sếp trên, của đồng nghiệp và khách hàng, hàng chục tài liệu dài như “sớ táo quân”, bạn sẽ dành bao nhiêu thời gian để đọc chúng? Một người trung bình đọc được khoảng 200-250 từ/phút, nhưng những người đọc nhanh có thể đọc đến 800-1.000 từ/phút. Họ có bí quyết gì? Thay vì đọc từng từ một, họ đọc lướt cả văn bản để nắm những ý chính. Nếu bạn dành 15 phút mỗi ngày để luyện tập, chỉ sau một thời gian ngắn, tốc độ đọc của bạn sẽ tăng gấp đôi.

► Dành 1 tiếng mỗi ngày cho riêng bạn

Tiến sĩ Donald E. Wetmore với 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý thời gian chia sẻ bí quyết của mình “Bạn đừng ‘hào phóng’ ban tặng thế giới hết 24 giờ quý báu của mình. Hãy giữ lại một tiếng cho riêng mình. Đó là thời gian để bạn làm những việc mà bạn nói là không có thời gian để làm: đọc một quyển sách, học bơi, nấu ăn, nghiên cứu cho kế hoạch kinh doanh của bạn trong tương lai. Nếu mỗi ngày bạn dành 1 tiếng, cả năm bạn sẽ có 365 giờ dành cho những hoạt động mà bạn từng than phiền là không có thời gian để làm trước đây.” Hẳn bạn còn nhớ nếu bạn dành 1 giờ mỗi ngày nghiên cứu lĩnh vực mình yêu thích, bạn sẽ trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó trong vòng 5 năm? Hãy thử áp dụng bí quyết này, mỗi ngày bạn sẽ “tạo” được cho mình 1 giờ quý báu đó.

Thursday, July 21, 2016

Nghỉ ngơi đi thôi, làm việc 80h/tuần cũng không thể khiến bạn thành công hơn được đâu!

Một số nhà sáng lập cuồng tín khi họ khoe khoang rằng mình làm việc 60 - 80h/tuần. Bị ý thức xây dựng “giá trị lao động” làm cho mờ mắt, họ đã hy sinh rất nhiều thứ, sức khỏe, cuộc sống hôn nhân, gia đình và các mối quan hệ của mình.
Họ nhầm lẫn rằng đây là lối sống thành công nhưng thực chất lại là thất bại lớn.
Sức chịu đựng của cá nhân
Con người sinh ra không phải để làm việc 80h/tuần, ít nhất là không phải trong thời gian dài.
Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng con người chúng ta hoạt động hiệu quả nhất trong khoảng 10h mỗi ngày. Đó còn là khi bạn ngủ ngon, ăn uống điều độ và tập thể dục thường xuyên. Bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy, nếu làm việc quá 10 giờ thì hiệu năng đạt được cao nhất chỉ trong 10 giờ đầu tiên.
Hầu hết mọi người đều cần ngủ đủ 8 tiếng để cơ thể khỏe lại, còn lại 16 tiếng để thức mỗi ngày. Một khoảng thời gian hợp lý dành cho những việc như ăn uống, tắm rửa, đánh răng và một số thú vui khác. 16 tiếng này còn để chúng ta có thời gian tương tác với gia đình và làm một số nhiệm vụ (đưa con đi học), dịp đặc biệt (đi khám bệnh),... Do vậy, bạn chỉ còn có 10 tiếng mỗi ngày để làm việc thực sự.
Nếu muốn làm việc nhiều hơn, có thể bạn cần phải làm việc 7 ngày/tuần hoặc từ bỏ một số hoạt động của cuộc sống riêng. Bạn bỏ quên người bạn đời, lỡ trận bóng mà con trai tham gia, thất hứa với công việc tình nguyện, không tập thể dục, và phải ăn đồ ăn nhanh vì chẳng còn thời gian nấu nướng nữa. Với lối sống này, bạn đời sẽ rời bỏ bạn, mất tình cảm với con cái hay bị những người xung quanh ngó lơ...
Vì sao doanh nhân làm việc chăm chỉ
Thiếu kiên nhẫn là đặc điểm phổ quát với các doanh nhân. Họ có một định hướng và muốn hoàn thành chúng trước ngày nghỉ cuối tuần. Họ thường có xu hướng cầu toàn và chú ý vào từng tiểu tiết trong kinh doanh. Đôi lúc họ muốn tự mình làm tất cả mọi thứ.
Cuộc sống lại chẳng như vậy. Bạn đang khiến mình làm việc quá sức vì vướng vào những sai lầm thường gặp:
- Bạn không ưu tiên: Không phải mọi thứ đều quan trọng như nhau, hãy làm những công việc cần ưu tiên trước.
- Bạn không giải quyết những vấn đề khó khăn trước: Sự sợ hãi những vấn đề lớn và nhiệm vụ khó khăn sẽ khiến bạn không thể tung ra những sáng kiến quan trọng.
- Bạn không ủy nhiệm: Lo lắng người khác sẽ không làm việc đúng ý mình sẽ khiến bạn thành người quản lý vi mô hoặc làm tăng khối lượng công việc của bạn.
- Bạn bị ám ảnh về các chi tiết không quan trọng: Quá chú trọng vào tiểu tiết mà quên mất điều quan trọng cần làm.
Đừng trở thành người chủ khắc nghiệt của chính mình
Biết rằng hiệu suất tốt nhất của bạn giảm dần sau 10 giờ, bạn cần đặt mục tiêu làm việc 50 giờ hoặc ít hơn mỗi tuần. Việc bạn cần làm là tối ưu hóa thời gian làm việc của mình:
- Làm việc thông mình hơn: Nghe có vẻ nhàm chán nhưng hãy cẩn trọng trong mọi quyết định của mình. Một quyết định tốt khiến mọi thứ trở nên tuyệt vời nhưng một quyết định tồi sẽ khiến nhiều việc cần sửa lại.
- Thay đổi tổ chức: Nếu bạn không tìm được cách để làm tốt mọi việc chỉ với 50 giờ mỗi tuần, bạn cần phải thay đổi thiết kế của tổ chức, thay đổi trách nhiệm và công việc của mỗi người cho phù hợp.
- Học cách từ bỏ: Nếu bạn thuê những người giỏi, hãy nói cho họ biết tầm nhìn, sứ mệnh và thiết lập văn hóa doanh nghiệp vững chắc, bạn sẽ chẳng cần quản lý vi mô nữa. Hãy để những nhân viên tuyệt vời làm ra những điều tuyệt vời cho bạn.