Khi ngồi một mình vào lúc đêm khuya; hoặc khi ở trong rừng,trên bãi biển, thậm chí ngay cả khi ở trong quán cà phê, bạn hãy tự xem lại mình. Điều đó cũng có nghĩa là khi bạn đã bình tĩnh, bạn sẽ thấy mình rõ hơn. Mặt hồ có phẳng lặng thfi bạn mới nhìn thấy bóng mình,khi bạn bình tĩnh thì mới thấy được ngày hôm nay bạn đã làm gì.
Có người nói con người hiện đại có thêm một niềm tự tin, nhưng lại thiếu mất một loại tinh thần “tự tỉnh” (kiểm điểm, xem xét lại mình). Đa số người chỉ thích được người khác khen ngợi, nhưng lại rất ít người thật sự xem xét lại mình. Trong những người còn đi học, thầy giáo thường bảo chúng tôi: “cần phải thường xuyên tự kiểm điểm, tự phê bình và điều này rất có giá trị”.
Cái gọi là “tự tỉnh”, tức là xem xét lại mình, xem lại lời nói và việc làm của mình, có gì sai, có gì cần phải sửa không.Người ta tại sao cần phải tự tỉnh? Lý do không ngoài hai nguyên nhân sau:
1. nguyên nhân chủ quan: con người không thể thập toàn thập mỹ, nói chung thường có khiếm khuyết về cá tính, hoặc thiếu sự hiểu biết, nhất là những người trẻ tuổi kinh nghiệm giao tiếp ngoài xã hội còn bị thiếu, vì thế họ thường có những lời nói không đúng hoặc những việc làm sai, đắc tội với người khác.
2. nguyên nhân khách quan: trong cuộc sống thực tế, rất nhiều người chỉ muốn nói những lời hay nên nhiều khi nhìn thấy người khác làm những việc không đúng hoặc nói không đúng cũng cố ý không bảo ban. Vì thế các bạn trẻ cần phải thường xuyên xem xét lại những lời mình nói và những việc mình làm.
Tăng tử nói: “Ngộ nhật tam tỉnh ngộ thân” (mỗi ngày tôi phải sửa mình 3 lần). Nếu bạn cảm thấy không có thời gian để mỗi ngày xem xét lại mình ba lần, thì hãy cố gắng mỗi ngày một lần hoặc hai ngày một lần cũng được, nhưng phải thường xuyên.
vậy hàng ngày bạn cần phải xem xét lại điều gì? Có phải là cứ khi nào bạn mất vui hoặc khó chịu hay không? Câu trả lời là không, bạn hãy xem xét lại mình về các mặt sau:
1. Giao tiếp: Hôm nay bạn có nói hay làm gì làm ảnh hưởng tới quan hệ giao tiếp của bạn không? Hôm nay trong lúc tranh luận bạn có chỗ nào không đúng? Có nói gì quá đáng không? Người nào đó không thích mình là vì sao?
2. Phương pháp làm việc: Hôm nay việc mình làm, mình giải quyết như thế có thích hợp không? Làm thế nào để có thế tốt hơn...
3. Tiến trình của cuộc sống: Xem lại mình cho tới nay đã làm được những gì, có tiến bộ gì không? Mình đã làm được bao nhiêu để đạt được mục tiêu?
Nếu bạn kiên trì thường xuyên xem xét lại mình theo ba mặt trên đây, nhất định bạn có thể sửa được những lời nói và việc làm của mình, bạn sẽ nắm vững phương hướng và nhất định sẽ không ngừng tiến bộ.
vậy những người không chịu tự xem xét lại mình thì sẽ có tác hại thế nào?
Đương nhiên, những người không chịu tự xem xét loại mình cũng không nhất định là người thất bại. Nhưng bạn làm thế nào để biết rằng người đó không tự xem xét lại mình?
những nhà chính trị ,quân sự vĩ đại đều có thói quen xem xét lại mình, vì chỉ có tự xem xét lại mình mới không mất phương hướng, mới không làm hỏng việc. Chúng ta đều là những phàm phu tục tử, sự hiểu biết vốn đã không thể bằng được các ‘vĩ nhân” vì thế việc tự xem xét lại mình lại càng quan trọng. Nếu có thể được, bạn nên coi việc tự xem xét lại mình là việc hàng ngày bạn nên làm.
Vậy mỗi người cần phải tự xem xét lại mình như thế nào?
thực tế cho biết, việc tự xem xét lại mình có thể ở bất cứ nơi nào, thời gian nào, cũng chẳng câu nệ vào một hình thức nào. Tuy nhiên, khi đang bận rộn thì khó có thể tự xem xét lại mình được vì tình cảm sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của việc xem xét tự sửa mình. bạn có thể tự xem xét lại mình vào những lúc đêm khuya khi có một mình, hoặc ở trong rừng, hay ngoài bãi biển,ở quán cà phê v.v... những lúc có một mình bạn.Còn phương pháp tự xem xét lại mình thì tuỳ từng người. Có người viết nhật ký, có người ngồi lặng thinh lim dim mắt suy nghĩ lại những lời nói, việc làm của mình. Bất kể là phương pháp gì, chỉ cần có kết quả là được. Tự xem xét lại mình cũng không nên làm cho có vẻ hình thức, hàng ngày có vẻ như đang xem xét lại mình, nhưng chẳng tìm ra được vấn đề gì, thậm chí không biết sai đúng thế nào, nếu vậy cần phải xem lại. Bạn muốn có thói quen tự xem xét lại mình không? Bạn cần phải sớm bồi dưỡng thói quen này, đó là một phương pháp có thể giúp bạn sửa chữa những sai lầm thiếu sót, giúp bạn kiểm điểm trước mặt mọi người và cũng chẳng tốn kém một xu nào. Vậy tại sao bạn lại không làm? Người ta không phải là thánh hiền, sai lầm không đáng sợ, chỉ sợ không dám sửa,muốn đề cao mình, mỗi người đều có hai cách: Một là học tập để nâng cao mình, hai là tự mình phải xem xét lại mình để nâng cao mình. Cách thứ nhất hầu như mọi người đều biết, còn cách thứ hai thì thường bị người ta coi thường. Kỳ thực những nhân vật vĩ đại, những người thành công từ xưa tới nay ở trong nước cũng như ở nước ngoài đều là những người do không ngừng học tập và không ngừng xem xét lại mình mà thành đạt. Nếu không có sự kiểm điểm và sửa chữa thì người ta khó có thể trở thành vĩ đại được. Muốn biến tri thức có ích trở thành máu thịt của mình, trở thành bộ óc để chỉ huy lời nói, việc làm của mình thì có thể thực hiện được bằng cách tự xem xét lại mình. Tự xem xét lại mình không phải là thiên bẩm mà là do có ý thức tự bồi dưỡng mà có.
Có người nói con người hiện đại có thêm một niềm tự tin, nhưng lại thiếu mất một loại tinh thần “tự tỉnh” (kiểm điểm, xem xét lại mình). Đa số người chỉ thích được người khác khen ngợi, nhưng lại rất ít người thật sự xem xét lại mình. Trong những người còn đi học, thầy giáo thường bảo chúng tôi: “cần phải thường xuyên tự kiểm điểm, tự phê bình và điều này rất có giá trị”.
Cái gọi là “tự tỉnh”, tức là xem xét lại mình, xem lại lời nói và việc làm của mình, có gì sai, có gì cần phải sửa không.Người ta tại sao cần phải tự tỉnh? Lý do không ngoài hai nguyên nhân sau:
1. nguyên nhân chủ quan: con người không thể thập toàn thập mỹ, nói chung thường có khiếm khuyết về cá tính, hoặc thiếu sự hiểu biết, nhất là những người trẻ tuổi kinh nghiệm giao tiếp ngoài xã hội còn bị thiếu, vì thế họ thường có những lời nói không đúng hoặc những việc làm sai, đắc tội với người khác.
2. nguyên nhân khách quan: trong cuộc sống thực tế, rất nhiều người chỉ muốn nói những lời hay nên nhiều khi nhìn thấy người khác làm những việc không đúng hoặc nói không đúng cũng cố ý không bảo ban. Vì thế các bạn trẻ cần phải thường xuyên xem xét lại những lời mình nói và những việc mình làm.
Tăng tử nói: “Ngộ nhật tam tỉnh ngộ thân” (mỗi ngày tôi phải sửa mình 3 lần). Nếu bạn cảm thấy không có thời gian để mỗi ngày xem xét lại mình ba lần, thì hãy cố gắng mỗi ngày một lần hoặc hai ngày một lần cũng được, nhưng phải thường xuyên.
vậy hàng ngày bạn cần phải xem xét lại điều gì? Có phải là cứ khi nào bạn mất vui hoặc khó chịu hay không? Câu trả lời là không, bạn hãy xem xét lại mình về các mặt sau:
1. Giao tiếp: Hôm nay bạn có nói hay làm gì làm ảnh hưởng tới quan hệ giao tiếp của bạn không? Hôm nay trong lúc tranh luận bạn có chỗ nào không đúng? Có nói gì quá đáng không? Người nào đó không thích mình là vì sao?
2. Phương pháp làm việc: Hôm nay việc mình làm, mình giải quyết như thế có thích hợp không? Làm thế nào để có thế tốt hơn...
3. Tiến trình của cuộc sống: Xem lại mình cho tới nay đã làm được những gì, có tiến bộ gì không? Mình đã làm được bao nhiêu để đạt được mục tiêu?
Nếu bạn kiên trì thường xuyên xem xét lại mình theo ba mặt trên đây, nhất định bạn có thể sửa được những lời nói và việc làm của mình, bạn sẽ nắm vững phương hướng và nhất định sẽ không ngừng tiến bộ.
vậy những người không chịu tự xem xét lại mình thì sẽ có tác hại thế nào?
Đương nhiên, những người không chịu tự xem xét loại mình cũng không nhất định là người thất bại. Nhưng bạn làm thế nào để biết rằng người đó không tự xem xét lại mình?
những nhà chính trị ,quân sự vĩ đại đều có thói quen xem xét lại mình, vì chỉ có tự xem xét lại mình mới không mất phương hướng, mới không làm hỏng việc. Chúng ta đều là những phàm phu tục tử, sự hiểu biết vốn đã không thể bằng được các ‘vĩ nhân” vì thế việc tự xem xét lại mình lại càng quan trọng. Nếu có thể được, bạn nên coi việc tự xem xét lại mình là việc hàng ngày bạn nên làm.
Vậy mỗi người cần phải tự xem xét lại mình như thế nào?
thực tế cho biết, việc tự xem xét lại mình có thể ở bất cứ nơi nào, thời gian nào, cũng chẳng câu nệ vào một hình thức nào. Tuy nhiên, khi đang bận rộn thì khó có thể tự xem xét lại mình được vì tình cảm sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của việc xem xét tự sửa mình. bạn có thể tự xem xét lại mình vào những lúc đêm khuya khi có một mình, hoặc ở trong rừng, hay ngoài bãi biển,ở quán cà phê v.v... những lúc có một mình bạn.Còn phương pháp tự xem xét lại mình thì tuỳ từng người. Có người viết nhật ký, có người ngồi lặng thinh lim dim mắt suy nghĩ lại những lời nói, việc làm của mình. Bất kể là phương pháp gì, chỉ cần có kết quả là được. Tự xem xét lại mình cũng không nên làm cho có vẻ hình thức, hàng ngày có vẻ như đang xem xét lại mình, nhưng chẳng tìm ra được vấn đề gì, thậm chí không biết sai đúng thế nào, nếu vậy cần phải xem lại. Bạn muốn có thói quen tự xem xét lại mình không? Bạn cần phải sớm bồi dưỡng thói quen này, đó là một phương pháp có thể giúp bạn sửa chữa những sai lầm thiếu sót, giúp bạn kiểm điểm trước mặt mọi người và cũng chẳng tốn kém một xu nào. Vậy tại sao bạn lại không làm? Người ta không phải là thánh hiền, sai lầm không đáng sợ, chỉ sợ không dám sửa,muốn đề cao mình, mỗi người đều có hai cách: Một là học tập để nâng cao mình, hai là tự mình phải xem xét lại mình để nâng cao mình. Cách thứ nhất hầu như mọi người đều biết, còn cách thứ hai thì thường bị người ta coi thường. Kỳ thực những nhân vật vĩ đại, những người thành công từ xưa tới nay ở trong nước cũng như ở nước ngoài đều là những người do không ngừng học tập và không ngừng xem xét lại mình mà thành đạt. Nếu không có sự kiểm điểm và sửa chữa thì người ta khó có thể trở thành vĩ đại được. Muốn biến tri thức có ích trở thành máu thịt của mình, trở thành bộ óc để chỉ huy lời nói, việc làm của mình thì có thể thực hiện được bằng cách tự xem xét lại mình. Tự xem xét lại mình không phải là thiên bẩm mà là do có ý thức tự bồi dưỡng mà có.